【ket qua reims】Hoàng cung Huế khai ấn, tặng chữ chúc xuân
Viết thư pháp khai xuân
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay,àngcungHuếkhaiấntặngchữchúcxuâket qua reims Quần thể Di tích Cố đô Huế đón và phục vụ an toàn cho hơn 130.000 lượt du khách tham quan. Ngoài các phương án đảm bảo an ninh khu vực và an toàn cho du khách, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng 7 Tết. Trong đó, trọng điểm là 3 ngày đầu tiên năm mới, khi khu di sản Huế mở cửa phục vụ miễn vé đối với du khách Việt.
Lệ xưa, nghi lễ đầu tiên được nhà Nguyễn tổ chức trước Tết là lễ Ban sóc, còn được hiểu là Lễ Ban lịch năm mới, vào ngày mùng 1/12 âm lịch hàng năm. Sau Lễ Ban sóc là Lễ Tiến xuân, là nghi lễ quan trọng được tổ chức vào tiết Lập xuân. Vào hạ tuần tháng Chạp (thường là vào ngày 20/12) triều đình tổ chức lễ Phất Thức, là lễ quét dọn. Vào ngày này, các quan hàm nhất nhị phẩm trở lên cùng các nhân viên của Nội Các, Cơ Mật Viện mặc thường triều đến chầu tại điện Cần Chánh.
Tặng chữ chúc Xuân tốt lành
Tại đây có 6 chiếc tủ gỗ tinh xảo chứa các ấn vàng, ấn ngọc của vương triều. Khi nhà vua ra ngự giá, các tủ chứa ấn đều mở cửa. Các quan lấy nước sông Hương cho vào một bình đầy hoa thơm sau đó lau ấn bằng khăn màu đỏ. Ấn rửa xong được vào tủ và khóa lại, niêm ngoài hai chữ “Hoàng phong”. Sau lễ này, vua và các quan nghỉ việc không dùng ấn nữa. Cho đến đầu năm mới, sau lễ “khai ấn”, các công việc mới tiếp tục trở lại.
Với ý nghĩa “khai ấn” trong Hoàng cung, Ban Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng phục dựng nghi lễ xưa trong lễ phục áo dài, khăn đóng và khai ấn bằng chiếc ấn được phục chế, đóng lên các bức thư pháp ghi các chữ đại tự mang ý nghĩa tốt lành, như: Phú - Thọ - Khang - Ninh và tặng cho du khách.
Tin, ảnh:Đồng Văn