【bảng xếp hạng bóng đá nam】Thị trường Việt Nam hấp dẫn từ góc nhìn hội nhập quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh GMS-6. Ảnh minh họa |
Chỉ trong vòng 5 tháng (từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018),̣trườngViệtNamhấpdẫntừgócnhìnhộinhậpquốctếbảng xếp hạng bóng đá nam Việt Nam đã tổ chức thành công 2 sự kiện đối ngoại quan trọng tầm cỡ quốc tế có qui mô lớn, đó là: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC-2017) và Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS6), Hội nghị Cấp cao khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV-10), được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Điều này đã khẳng định Việt Nam có đầy đủ năng lực hội nhập quốc tế, có thể kết nối, xây dựng và cùng bạn bè, đối tác hiện thực hóa các định hướng và tầm nhìn chiến lược đa phương trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vì thế cũng đang gia tăng.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia khá nhiều các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương và đa phương, trong đó có những FTA thế hệ mới chất lượng cao. Mới đây nhất, ngày 8/3/2018, Việt Nam cùng 11 quốc gia khác đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, CPTPP sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, thương mại và thu nhập của Việt Nam. Dự báo với kịch bản thông thường (không có thay đổi lớn về năng suất) CPTPP sẽ giúp cho GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 1,1%, nếu cải thiện tốt về năng suất GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 3,5% vào năm 2030.
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư - cho biết: Trong năm 2018, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA); triển khai đối tác chiến lược với Hà Lan về nông nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần; thúc đẩy hợp tác dầu khí, viễn thông với Peru... Để đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết tại các FTA, Chính phủ đang quyết liệt đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, trọng tâm là kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.
Tất cả những yếu tố nêu trên đã và đang khiến cho thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và có tính cạnh tranh quốc tế hơn. Theo đánh giá của Công ty Tư vấn quốc tế A.T.Kearney, chỉ riêng trong lĩnh vực bán lẻ năm 2017 Việt Nam đã đứng trong nhóm 6 thị trường có sức hấp dẫn nhất toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tới 100% vốn trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Thị trường hấp dẫn, môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch, thông thoáng, thuận lợi kéo theo niềm tin kinh doanh của các nhà đầu tư gia tăng. Chắc chắn trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục và một điểm đến hấp dẫn cho các dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 mới được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, trên 52% doanh nghiệp khu vực tư nhân phản hồi sẽ có kế hoạch mở rộng qui mô đầu tư, kinh doanh trong vòng 2 năm tới.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) phản ánh, trong quý đầu của năm 2018 khoảng 50% doanh nghiệp châu Âu có mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, trong đó khoảng 10% dự kiến tăng mạnh đầu tư (tăng gấp đôi so với 2 quý trước đó)./.