【bxh afc cup】Ước mơ được "chắp cánh"

BPO - Gia cảnh nghèo khó cùng những tác động tiêu cực do dịch Covid-19 đang khiến em Khương Thị Cẩm Tú,Ướcmơđượcquotchắbxh afc cup học sinh lớp 11A1, Trường THPT Nguyễn Huệ, TX. Bình Long đứng trước nguy cơ tạm gác ước mơ đến trường khi năm học mới 2021-2022 đã cận kề. Trước khó khăn của em, chương trình “Chắp cánh ước mơ” đã kịp thời kết nối, trợ giúp Cẩm Tú cân bằng gánh nặng cơm áo và viết tiếp ước mơ trở thành “kỹ sư tâm hồn”.

Cô học trò giàu nghị lực

Nhận được thông tin xin hỗ trợ học bổng của cô học trò nghèo Khương Thị Cẩm Tú, ngay lập tức những người thực hiện chương trình “Chắp cánh ước mơ” đã tìm đến nhà em ở khu phố Xa Cam 1, phường Hưng Chiến, TX. Bình Long. Tận mắt chứng kiến, chúng tôi càng thêm xót xa, thương cảm cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn của gia đình em. Căn nhà ở nhờ đã cũ kỹ, mái tôn dột lỗ chỗ, tài sản trong nhà không có gì đáng giá.

Cẩm Tú chia sẻ: “Bao năm nay, em đến trường với đồng phục và sách giáo khoa xin lại; thường xuyên phải đi nhờ xe bạn, cũng có khi đi bộ hơn 5km... Song em luôn nghĩ, phải kiên trì và nỗ lực học tập thật giỏi để sau này có công việc ổn định, thoát cảnh nghèo khó”.

Đại diện nhà tài trợ chính VNPT Bình Phước trao tặng em Khương Thị Cẩm Tú số tiền 15 triệu đồng

Ngồi cạnh con gái, người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Khương Thị Hoài Tâm (SN1979) cũng xót xa muôn phần. Chị nghẹn ngào nói: “Bản thân bị khuyết tật, thân thể lại nhỏ bé, yếu ớt nên tôi chẳng dám mưu cầu hạnh phúc. Tôi quyết định làm mẹ đơn thân vì chỉ mong có một đứa con bầu bạn cho đỡ tủi. Cũng mong con có cuộc sống đủ đầy, vậy mà...”. Không biết chữ, không tài sản cũng chẳng có nghề nghiệp nên chị Tâm chỉ có thể lên lô cao su mót mủ, kiếm mỗi ngày 15-20 ngàn đồng lo cho gia đình. Cái nghèo cũng vì vậy mà đeo bám mãi, không có cách nào thoát ra được.

Thấy con buồn, cháu buồn trước nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng, bà ngoại Vũ Thị Gái ra sức an ủi, động viên. Nhưng từ trong đáy lòng, bà cũng chưa tìm ra cách để có tiền cho cháu đi học tiếp. Nếu trước đây, gánh nặng cuộc sống của 3 thành viên, bà có thể gánh gồng như một trụ cột gia đình thì hôm nay, ở tuổi ngoài 70, một phần vì lao lực, một phần vì mắt mờ nên chẳng thể làm gì. Đại dịch Covid-19 xuất hiện, cả khu phố đều thực hiện giãn cách xã hội nên hàng xóm cũng không còn gửi trẻ, bà Gái mất luôn khoản thu hơn 1,5 triệu đồng/tháng. Gánh nặng tuổi già, thuốc men, bệnh tật của bà lại đặt lên vai đứa cháu gái cút côi.

Thấu hiểu những cơ hàn từ thuở bé nên ngay từ năm học lớp 8, Cẩm Tú đã tranh thủ những ngày, giờ không lên lớp để đi làm thêm, phụ quán cà phê, quán ăn, tạp hóa. Kỳ nghỉ hè năm nay, em cũng xin làm công nhân thời vụ nhưng do đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khiến công ty tạm thời đóng cửa.

Trân trọng cảm ơn nhà tài trợ chính VNPT Bình Phước; đơn vị đồng tài trợ Quỹ khuyến học - khuyến tài tỉnh Bình Phước và tất cả nhà hảo tâm trên mỗi hành trình kết nối trao học bổng. Thông tin và hồ sơ về các em học sinh cần trợ giúp xin gửi về chương trình "Chắp cánh ước mơ", Phòng Bạn đọc - Tư liệu - Công tác xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước.


Những ngày giãn cách xã hội vừa qua, em không thể xin được việc gì khác. Cũng vì thế, bữa ăn của mẹ con, bà cháu phải nhờ đến thùng mì, ký gạo của các hội, đoàn thể ở địa phương. Hơn ai hết, cô học trò nghèo chỉ mong nhanh hết dịch để đi xin việc làm, cơ hội đến trường không biết em còn có thể gắng gượng được nữa không?

Gánh nặng học đường được sẻ chia

Trước hoàn cảnh của Cẩm Tú, chương trình “Chắp cánh ước mơ” đã nỗ lực kêu gọi, vận động những tấm lòng nhân ái chung tay giúp em viết tiếp ước mơ đến trường, hướng đến tương lai tươi sáng hơn.

Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh phải ngưng trệ, kéo theo thu nhập của mọi người, mọi nhà đều giảm sút nặng nề. Nhiều tấm lòng nhân ái luôn đồng hành với chương trình cũng gặp khó khăn như thế. Song với quyết tâm “không để học sinh nghèo hiếu học bị bỏ lại phía sau”, chương trình đã kịp thời gửi đến em Cẩm Tú 170,3 triệu đồng cùng nhiều phần quà vận động được. Trong đó, chương trình gửi tặng hơn 10 triệu đồng để em chuẩn bị đóng góp đầu năm mới. 150 triệu đồng còn lại được gửi tiết kiệm để em chi dùng trong suốt quá trình học tập sau này.

Thành công của chương trình đã và đang lan tỏa thông điệp nhân văn cao cả. Đồng thời là lời nhắn nhủ với tất cả học sinh đang gặp khó khăn: Chỉ cần các em vượt khó, học giỏi; chỉ cần các em không từ bỏ ước mơ thì chương trình không bao giờ dừng hành trình kết nối, trao yêu thương đến với các em.