"Khi tự tin,ựtinnhânviênsẽthamgiatrựctiếpvàoquátrìnhpháttriểndoanhnghiệsoi kèo real madrid tối nay nhân viên sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển doanh nghiệp"
Trường Thịnh(Dân trí) - Theo đại diện Acecook Việt Nam, khi nhân viên xây dựng được sự tự tin, truyền cảm hứng triển khai các ý tưởng đổi mới, thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả hơn, họ đang trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.
Chia sẻ tại hội thảo "Nhân lực bền vững - Trung tâm chữ "S" trong ESG?" diễn ra sáng 30/10 tại Hà Nội do báo Dân trí tổ chức, các chuyên gia đều khẳng định lợi ích của việc tạo dựng nhân lực bền vững và việc làm hạnh phúc là doanh nghiệp sẽ gia tăng năng suất, gắn kết đội ngũ, cải thiện hình ảnh, thương hiệu. Rộng hơn, nhân lực bền vững thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho lực lượng lao động.
TS Lê Thái Hà, Giám đốc điều hành Quỹ VinFuture và Quỹ Vì tương lai xanh (Vingroup) cho rằng, trong tiến trình ESG, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến lương và phúc lợi mà còn các yếu tố như công bằng, đa dạng, hòa nhập và phát triển kỹ năng lâu dài cho nhân viên.
Nêu ví dụ thực tiễn từ các tập đoàn quốc tế, bà Hà cho biết Microsoft thực hiện chính sách đào tạo và phát triển suốt đời cho nhân viên mọi độ tuổi, phúc lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên, cho phép nhân viên làm việc từ xa linh hoạt trước cả khi dịch Covid-19 xảy ra. Doanh nghiệp còn thúc đẩy văn hóa đa dạng và bao hàm, cam kết tạo ra môi trường làm việc không phân biệt giới tính, sắc tộc, hay xuất thân.
Tập đoàn IKEA có chính sách làm việc linh hoạt cho nhân viên lớn tuổi; Tập đoàn Unilever tập trung vào bình đẳng giới và môi trường làm việc đa dạng, bao gồm chính sách nghỉ thai sản và hỗ trợ cho nhân viên quay lại làm việc.
Ở các công ty đa quốc gia có mặt tại Việt Nam, nhân sự bản địa đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Với Deloitte, công ty xác lập khái niệm phát triển con người bền vững là đề cập đến khả năng của một tổ chức trong việc tạo ra giá trị cho con người. Ở đó, các chỉ số đo lường tập trung vào sự hài lòng của nhân viên trong công việc và năng suất, tiếp cận một cách toàn diện với định nghĩa "hạnh phúc".
Còn ông Chaturon Thipphiansak, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH SCG Việt Nam khẳng định, việc xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc là trách nhiệm của tổ chức và doanh nghiệp. SCG Việt Nam còn thành lập các ban chuyên môn hỗ trợ thúc đẩy môi trường làm việc hạnh phúc và kiến tạo việc làm bền vững. Doanh nghiệp này xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn nhất quán từ cấp quản lý xuống nhân viên, đồng thời định kỳ đánh giá hiệu quả chương trình để điều chỉnh phù hợp với từng bối cảnh.
Tại Acecook, lãnh đạo công ty xem việc phát triển nguồn nhân lực là sự đầu tư lâu dài và là mục tiêu phát triển bền vững.
"Chúng tôi hướng đến xây dựng nguồn nhân lực ổn định, gắn kết và có động lực thông qua văn hóa thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, tin cậy và trao quyền, cùng sự linh hoạt, cởi mở để tạo môi trường làm việc hạnh phúc, nơi mà mỗi nhân viên đều có cơ hội phát huy tiềm năng, phát triển nghề nghiệp và tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…", đại diện Acecook chia sẻ.
Lãnh đạo Acecook nhấn mạnh, khi thực hiện cơ chế ủy quyền, thay vì tập trung trách nhiệm ra quyết định vào ban lãnh đạo, Acecook trao sự tin cậy của mình đến các cấp dưới đang chuyên trách thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên tham gia vào quá trình phát triển doanh nghiệp, từ đó, giúp họ xây dựng sự tự tin, truyền cảm hứng triển khai ý tưởng đổi mới, thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả hơn.
Acecook Việt Nam hoạt động với giá trị cốt lõi 3 chữ H (HAPPY): mang hạnh phúc cho người tiêu dùng, hạnh phúc cho người lao động và hạnh phúc cho xã hội. Với chữ H hạnh phúc cho người lao động, trong suốt gần 3 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, Acecook mang đến nhân sự không chỉ môi trường, chính sách và chế độ phúc lợi mà còn đến từ sự quan tâm.
Tại công ty này, các cấp quản lý và ban lãnh đạo cùng nhân viên chia sẻ không gian nhà ăn với bữa trưa đồng giá tạo cảm giác gần gũi, ấm áp như trong gia đình, tổ chức tham quan nhà máy cho người nhà cán bộ nhân viên, tổ chức các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe như thi chạy, thi đấu cầu lông, đá bóng, bơi lội…
Các hoạt động vui chơi (team building), du lịch, cuộc thi nội bộ, ngày hội gia đình, ngày lễ trung thu, tết thiếu nhi,… đều được Acecook Việt Nam tổ chức cho cán bộ nhân viên, giúp mỗi nhân viên hiểu sâu sắc hơn về giá trị cốt lõi mà công ty mang lại, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với công ty.
Các khóa học, khóa đào tạo, giúp nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn cũng thường xuyên được tổ chức, tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia học hỏi và phát triển. Acecook mong muốn mỗi cán bộ nhân viên đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi làm việc và mong muốn gắn bó với công ty.
"Những chia sẻ, tin tưởng và tôn trọng này đã giúp Acecook có được sự gắn bó của nhân viên cao hơn, hiệu suất công việc và chỉ số hạnh phúc cũng tốt hơn", đại diện Acecook Việt Nam cho hay.
Chương trình có sự tham dự của hàng trăm khách mời, đại diện cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế về lao động, học giả, chuyên gia hàng đầu. Nhiều doanh nghiệp thực hành ESG đánh giá cao chủ đề của hội thảo, cho biết đã đúc rút được nhiều bài học, kinh nghiệm để ứng dụng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đơn vị mình.
Hội thảo "Nhân lực bền vững - Trung tâm chữ "S" trong ESG?" diễn ra sáng 30/10 tại Hà Nội do báo Dân trí tổ chức có sự đồng hành của các đơn vị tài trợ: Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet, Công ty Cổ phần Acecook ViệtNam, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK), Gamuda Land, Công ty Cổ phần địa ốc Phú Long.