Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm |
Thông tin trên được Bloomberg dẫn dữ liệu từ Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa châu Âu (ECMWF) cho hay.
TheâuÂuđốimặtvớimùađôngkhókhănOPECsẽphảigiahạncắtgiảmsảnlượngdầutựnguyệkết quả mu vs aston villao các nhà khí tượng học, nhiệt độ trong những tháng mùa đông ở Liên minh châu Âu (EU) hầu như sẽ vẫn ở dưới mức được ghi nhận trong 2 năm qua. Đồng thời, nhiệt độ thấp hơn so với mức trung bình hàng năm, dự kiến sẽ xảy ra ở Nam Âu, bao gồm cả Italia. Bloomberg cho rằng, nhu cầu sưởi ấm có khả năng tăng lên mức cao nhất kể từ khi xung đột ở Ukraine bắt đầu.
Theo Bloomberg, tình hình rất phức tạp do giá khí đốt và điện tăng đáng kể, thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn do việc ngừng cung cấp khí đốt bằng đường ống tới châu Âu qua Ukraine sau khi thỏa thuận trung chuyển nhiên liệu của Nga hết hạn vào cuối năm 2024. ECMWF lưu ý, đây là thời điểm nhiệt độ thấp nhất có thể được ghi nhận.
Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn. Ảnh: Informator |
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho rằng, mùa đông lạnh ở Bắc bán cầu hay việc vận hành hạn chế công suất LNG mới và khả năng ngừng vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine có thể dẫn đến mức giá mới của thị trường khí đốt toàn cầu.
Ngoài ra, theo EIA, có thể xảy ra tình trạng mất điện vào mùa đông, cũng như sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án mới và sự gián đoạn ngoài kế hoạch trong hoạt động của các trạm LNG, điều này có thể dẫn đến giảm nguồn cung.
“Giá năng lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine từ ngày 1/1/2025, nếu thỏa thuận quá cảnh không được gia hạn”, EIA nhấn mạnh.
OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện
Theo các chuyên gia được TASS phỏng vấn, tại cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới vào ngày 1/12, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đối tác (OPEC+) rất có thể sẽ phải đưa ra quyết định về việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện. Đồng thời, yếu tố thị trường vẫn chưa cho phép liên minh này tăng sản lượng một cách dễ dàng.
Từ quý đầu tiên của năm 2024, 8 quốc gia OPEC+, bao gồm Nga và Ả Rập Saudi đã tự nguyện giảm sản lượng dầu còn 2,2 triệu thùng/ngày. Từ tháng 10/2024, các quốc gia này bắt đầu dần dần khôi phục sản xuất, nhưng việc tăng sản lượng đã bị hoãn lại cho đến cuối năm 2024.
Bloomberg dẫn nguồn tin trong phái đoàn OPEC+ cho hay, tại cuộc họp vào ngày 1/12, các nước OPEC+ có thể đồng ý hoãn việc tăng sản lượng thêm vài tháng nữa.
Theo ông Igor Isaev, người đứng đầu Trung tâm phân tích của công ty môi giới châu Âu Mind Money, trong bối cảnh giá dầu tiếp tục giảm, các nước OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng. Ông cho rằng, việc giảm giá dầu cũng được tạo điều kiện thuận lợi nhờ căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt, do rủi ro địa chính trị vốn có của giá dầu biến mất.
“Nếu mức tiêu thụ dầu giảm, OPEC+ có thể giảm sản lượng hơn nữa. Cho đến nay vẫn chưa có cuộc thảo luận nào về việc tăng sản lượng hoặc khôi phục khối lượng trước đó - ngược lại, những hạn chế mới có thể xảy ra”, chuyên gia này nhận định.
Ông Alexey Belogoriev, Giám đốc nghiên cứu của Viện Năng lượng và Tài chính (Nga) cũng đưa ra quan điểm rằng, việc duy trì cắt giảm tự nguyện cho đến nay có vẻ là kịch bản dễ xảy ra nhất đối với OPEC+. Mặc dù vậy, theo ông, mâu thuẫn giữa các thành viên trong liên minh rõ ràng đang ngày càng gia tăng.
“Từ quan điểm của các yếu tố thị trường, trong năm 2025, không có thời điểm nào mà OPEC+ có thể tăng sản lượng mà không gây ra sự sụt giảm đáng kể về giá thế giới”, ông Belogoriev lưu ý.
Trong khi đó, nhà phân tích Nikolai Dudchenko của Finam cũng đồng ý, OPEC+ có thể sẽ không đưa ra quyết định tăng sản lượng.
“Theo quan điểm của chúng tôi, ở mức giá dầu hiện tại, việc liên minh này tăng thêm khối lượng ra thị trường sẽ là bước đi phi logic”, ông Dudchenko nhấn mạnh.
OPEC+ sẽ thảo luận vào ngày 1/12 để quyết định về việc có nên tăng sản lượng hay không. OPEC+, nơi cung cấp khoảng một nửa lượng dầu của thế giới, đã nhiều lần hoãn kế hoạch tăng dần sản lượng trong năm nay do giá dầu giảm, nhu cầu yếu và sản lượng của các quốc gia bên ngoài tổ chức này tăng lên.