【top vua phá lưới ngoại hạng anh】Thành công và kỳ vọng từ Nghị quyết “thuận thiên”
Chính phủ chỉ đạo sâu sát,ỳvọngtừNghịquyếtthuậtop vua phá lưới ngoại hạng anh cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, sau 3 năm triển khai Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Chính phủ đã mang lại những kết quả khả quan.
ĐBSCL được biết đến là vựa lúa lớn nhất cả nước và cũng là nơi cung cấp sản lượng lớn trái cây, thủy sản, rau màu, vật nuôi phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình BĐKH đã có nhiều tác động đến đời sống và sản xuất của người dân toàn vùng. Do đó, phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, với nhiều chủ trương, chính sách phát triển để phát huy tiềm năng, lợi thế và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đặc biệt là vào năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120. Đây là Nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược với chủ trương phát triển “thuận thiên” để chủ động hóa giải các thách thức do biến đổi khí hậu và các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, chủ trương “thuận thiên” từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, các ngành, địa phương vùng ĐBSCL; đồng thời được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, cũng như huy động được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển. Theo đó, nhằm đánh giá những việc đã làm được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ; đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế và những bài học kinh nghiệm, từ đó có những đề xuất giải pháp cụ thể trong thời gian tới; mới đây, tại thành phố Cần Thơ, Chính phủ đã tổ chức hội nghị với các địa phương ở vùng ĐBSCL, qua đây ghi nhận nhiều ý kiến thiết thực nhằm mục tiêu vì một ĐBSCL thịnh vượng, hiện đại, bền vững về môi trường, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:
Thực hiện tốt quan điểm chiến lược “8G”
- Nhấn mạnh triết lý phát triển thuận thiên, Thủ tướng cho rằng, nội hàm của nó không phải là cam chịu, chấp nhận số phận hay sự sắp đặt của tạo hóa. Biến đổi khí hậu không phải là do tự nhiên tạo ra mà chủ yếu là hệ quả của các hoạt động của con người. Do đó, chúng ta phải nhận thức đúng để tiếp tục có các giải pháp và hành động phù hợp như đã làm rất tốt trong hơn 3 năm qua và cần phát huy hơn trong những năm tới để đạt theo mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.
Thủ tướng chỉ rõ quan điểm chiến lược tiếp cận mới đối với ĐBSCL qua 8 chữ “8G” để dễ vận dụng trong thực tiễn vào thời gian tới. Cụ thể “8G” là giao (chú trọng đầu tư các công trình giao thông quan trọng), giáo (đào tạo nguồn nhân lực), giang (tận dụng lợi thế của hệ thống sông ngòi chằng chịt), gắn (liên kết giữa các ngành Trung ương và địa phương), giàu (thu hút nguồn lực từ người khá giàu), giỏi (thu hút tài năng), già (có chính sách cho vấn đề dân số già hóa và hình thành mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn), giới (bình đẳng giới). Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu cơ chế đánh thuế phát thải để khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính, qua đây chia sẻ trở lại nguồn thu để hỗ trợ các địa phương bị tác động nặng bởi BĐKH...
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà:
Nhiều kết quả khả quan từ Nghị quyết 120
- Dù thời gian triển khai thực hiện chưa dài, nhưng đến nay đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng để phát triển mạnh mẽ vùng ĐBSCL theo hướng “thuận thiên” như mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Cụ thể, định hình không gian phát triển thông qua kết nối hạ tầng giao thông, liên kết vùng đã và đang có nhiều tiến triển, thay đổi bộ mặt của ĐBSCL. Một số cơ chế chính sách đã được rà soát, bổ sung; quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được khẩn trương hoàn thành. Bên cạnh đó, hiệu quả của việc phân vùng, chuyển đổi sản xuất theo phương châm thuận thiên đã được chứng minh qua đợt hạn, mặn kỷ lục 2019-2020 vừa qua khi nông dân vùng ĐBSCL chuyển hóa được thách thức thành cơ hội cho phát triển, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh. Thiệt hại riêng về diện tích lúa đợt hạn, mặn 2019-2020 vừa qua tại ĐBSCL chỉ bằng khoảng 10% so với đợt hạn, mặn năm 2015-2016.
Đặc biệt, tăng trưởng GDP vùng ĐBSCL luôn ở mức cao. Minh chứng là trong hai năm liên tục 2018 và 2019 đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7,3%. Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong nông nghiệp đã khẳng định chủ trương đúng đắn thuận thiên khi chúng ta chủ động thích ứng với tác động của BĐKH, sống chung và coi lũ, nước mặn, nước lợ là tài nguyên để phát triển kinh tế với phân vùng hợp lý trên cơ sở phân bổ tài nguyên nước của toàn vùng.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Lê Tiến Châu:
Cần gắn kết giữa các địa phương trong phát triển
- Qua 3 năm triển khai Nghị quyết, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, những kết quả đạt được đó vẫn còn ở khá xa so với những mục tiêu tầm cỡ mà Nghị quyết đã đề ra. Từ góc nhìn của địa phương thì 13 tỉnh ĐBSCL cần nhìn về một hướng, với nhận thức chung, mục tiêu chung và sớm xóa bỏ “xung đột lợi ích”; từ đó chủ động trong hợp tác, liên kết với nhau với phương châm “muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”. Bên cạnh đó, khu vực ĐBSCL phải thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia nên thiệt thòi hơn so với các khu vực khác trong phát triển kinh tế; vì vậy, Chính phủ cần có sự ưu ái, tính toán hợp lý hơn trong phân bổ vốn đầu tư công, đồng thời nghiên cứu lại chính sách an ninh lương thực theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi để thích ứng với BĐKH, tạo ra giá trị trên từng diện tích đất cao hơn, từ đó BĐKH không phải là thách thức mà là cơ hội để nông dân thoát nghèo và làm giàu; đồng thời kiến nghị Chính phủ tính toán các phương án đầu tư, phương án hướng tuyến các cao tốc để đảm bảo hiệu quả khai thác và hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong khu vực.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình:
Nhiều vấn đề cần quan tâm trong thực hiện Nghị quyết thời gian tới
- Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư các công trình hạ tầng thích ứng với BĐKH còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Ngoài ra, chúng ta chưa có cơ chế, chính sách thật sự mang tính đột phá để thu hút nguồn lực ngoài ngân sách. Chúng ta bước đầu đã giải quyết có hiệu quả bài toán “thích ứng” nhưng bài toán “chủ động” vẫn còn nhiều khó khăn phía trước; nhất là tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển là vấn đề cấp bách nhưng mới chỉ xử lý cục bộ, chưa có giải pháp tổng thể gắn với sắp xếp lại dân cư ven sông, ven biển. Ngoài ra, vấn đề hạ tầng giao thông vẫn là “điểm nghẽn” trong phát triển của vùng; đồng thời dịch vụ logistics để phục vụ xuất khẩu nông - thủy sản cho vùng còn rất hạn chế, toàn vùng vẫn chưa có trung tâm logistics được công nhận. Mặt khác, ĐBSCL vẫn cần nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; đặc biệt là về đất đai, vốn, khoa học công nghệ… Vì sản xuất nông nghiệp của vùng có tính đặc trưng riêng so với các vùng kinh tế khác trong nước. Từ những vấn đề trên, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm hơn trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 120 vào thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình:
Nghị quyết tạo nên tính liên kết vùng
- Trước khi Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời, các hoạt động ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung còn mang tính cục bộ, giới hạn bởi địa giới hành chính, thiếu liên kết và đồng bộ. Nhưng từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết thì các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực phát triển cho toàn bộ khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, mang tính chiến lược. Điểm nổi bật của An Giang trong thực hiện Nghị quyết là trong giai đoạn 2017-2020, tỉnh đã thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang rau màu và cây ăn trái với tổng diện tích trên 25.000ha, đồng thời chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản được quy hoạch đến năm 2020 là 4.917ha để phục vụ dự án nuôi thủy sản quy mô tập trung áp dụng công nghệ cao. Ngoài ra, An Giang đã thực hiện sắp xếp lại dân cư, từng bước di dời nhà ở ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn…
Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ:
Phải giải quyết tốt vấn đề đầu ra sản phẩm trong mô hình chuyển đổi
- Phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng BĐKH đang được các địa phương vùng ĐBSCL làm khá tốt, nhất là chuyển từ lúa sang trồng cây ăn trái khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều năm nay, một trong những khó khăn của người nông dân khi chuyển đổi là vấn đề đầu ra sản phẩm và diện tích chuyển đổi không tập trung. Vì vậy, chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề đầu ra và không để thương lái hoành hành thì mới đem lại hiệu quả thực sự. Tới đây, tôi nghĩ rằng chúng ta cần định hướng tư duy từng vùng, đó là vùng nào trồng cây gì? Từ định hướng đó, chúng ta mới kết hợp nông dân với nông dân thành những hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp để thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất bền vững.
HỮU PHƯỚC ghi nhận