【xem trực tiếp bóng đá ngoai hang anh hôm nay】Rối ren tình hình Syria

roi ren tinh hinh syria

Một trẻ sơ sinh được cứu thoát trong một đợt tấn công tại Đông Ghouta.

Những diễn biến liên tiếp này đã đẩy Syria rơi vào tình cảnh rối ren hơn khi mà cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này vào tháng 3 tới sẽ bước sang năm thứ 8 mà chưa có bất kỳ dấu hiệu chấm dứt nào.

Theốirentìnhhìxem trực tiếp bóng đá ngoai hang anh hôm nayo Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria ngày 20/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã nã pháo vào các lực lượng thân Chính phủ Syria sau khi lực lượng này tiến vào vùng Afrin do người Kurd kiểm soát - khu vực quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch quân sự "nhành ôliu" nhằm vào các tay súng thuộc Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG). Còn hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn "những phát cảnh cáo" vào lực lượng thân Chính phủ Syria tại Afrin. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định đoàn xe của lực lượng thân Chính phủ Syria tiến vào vùng Afrin đã phải rút lui sau các cuộc nã pháo của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho rằng lực lượng thân Chính phủ Syria bao gồm những phần tử "khủng bố" hành động độc lập. Tuy nhiên, một chỉ huy của liên minh quân sự thân Tổng thống Syria Bashar al-Assad khẳng định mặc dù các lực lượng này rút lui sau khi bị pháo kích, song họ đã nối lại hoạt động của mình và nay đã ở trong Afrin.

Theo nhiều nhà quan sát, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành pháo kích vào lực lượng thân Chính phủ Syria tại Afrin tiếp tục châm ngòi cho những căng thẳng ở khu vực, kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với hòa bình, an ninh quốc tế, mà trước mắt là cản trở các giải pháp chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài nhiều năm qua tại quốc gia Trung Đông này. Ngày 20/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch quân sự "nhành ôliu" nhằm đánh bật các tay súng YPG khỏi Afrin. Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một tổ chức khủng bố vì có quan hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn bị cấm hoạt động ở nước này. Chiến dịch này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ do YPG là lực lượng được Mỹ hậu thuẫn trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Ngoài ra, nhiều nước cũng lo ngại chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ làm ảnh hưởng đến tiến trình hòa giải dân tộc của Syria.

Trước việc các binh sĩ quân đội Syria sẽ được triển khai tại một số vị trí ở dọc khu vực biên giới và tiến vào Afrin theo một thỏa thuận đạt được với lực lượng người Kurd ở Syria, các nhà quan sát nhận định đây là một diễn biến mới đáng chú ý bởi việc quân đội Syria “ra tay” tiếp ứng, hỗ trợ các tay súng người Kurd ở miền Bắc nước này, đặc biệt sát cánh cùng lực lượng người Kurd tham chiến ở Afrin khiến cục diện trên thực địa có khả năng “đảo chiều” theo hướng có lợi cho người Kurd.

Trong khi đó, chiến sự vẫn đang bùng phát dữ dội tại khu vực Đông Ghouta - ngoại ô thủ đô Damascus, nơi có hơn 400.000 thường dân sinh sống và nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy kiểm soát. Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), khoảng 250 dân thường đã bị thiệt mạng trong các đợt không kích tại Đông Ghouta trong tuần này. Từ ngày 4/2 đến nay, tại Đông Ghouta đã có hơn 1.200 người dân thương vong; hàng trăm nghìn người hiện vẫn mắc kẹt trong khu vực này và đang sống trong cảnh cùng cực, thiếu đồ ăn, nước uống, hệ thống chăm sóc y tế không đảm bảo. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức tại khu vực này để tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo có thể đến được với người dân.

Kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu tại Syria hồi tháng 3/2010, hơn 340.000 người bị thiệt mạng, hàng triệu người phải đi sơ tán vì chiến tranh, hơn 13,1 triệu người Syria rất cần được viện trợ nhân đạo, trong đó có 2,9 triệu người đang sinh sống tại những vùng bị bao vây và cô lập tại Syria.