【bảng xếp hạng borussia mönchengladbach gặp fc augsburg】Tăng trách nhiệm trong quản lý tài sản công

trang 6

Năm 2015,ăngtráchnhiệmtrongquảnlýtàisảncôbảng xếp hạng borussia mönchengladbach gặp fc augsburg các bộ, ngành, địa phương đã điều chuyển 304 xe ô tô với tổng nguyên giá 197 tỷ đồng.

Dự thảo luật lần này được đánh giá là có những biện pháp thiết thực và được kỳ vọng sẽ giúp sử dụng hiệu quả TSC, hạn chế tối đa lãng phí, góp phần tiết kiệm cho NSNN.

Quản lý TSC đã có nhiều chuyển biến

Theo báo cáo từ Cục Quản lý công sản (QLCS- Bộ Tài chính), việc quản lý TSC thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, với việc ban hành Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô đã giúp cho việc quản lý xe công của các bộ, ngành, địa phương dần đi vào nề nếp. Dự kiến, ô tô phục vụ công tác chung sẽ dôi ra khoảng 7.000 xe. Số xe này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc bán, thanh lý thu tiền nộp NSNN. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí và tiết kiệm chi phí mua sắm mới.

Năm 2015, các bộ, ngành, địa phương đã điều chuyển 304 xe ô tô với tổng nguyên giá 197 tỷ đồng; điều chuyển 157 tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá 346 tỷ đồng. Đặc biệt, để điều hành dự toán NSNN năm 2016, Quốc hội đã có Nghị quyết số 99/2015/QH13, trong đó có yêu cầu từng bước khoán xe công đối với một số chức danh.

Công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được gắn chặt với việc triển khai sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý đối với 154.681 cơ sở nhà đất. Cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp của 123.413 cơ sở với tổng diện tích là 1.965,7 triệu m2 đất và 115 triệu m2 nhà. Trong đó, giữ lại tiếp tục sử dụng 1.856,2 triệu m2 đất và 108,3 triệu m2 nhà; bán chuyển nhượng gần 6,3 triệu m2 đất; thu hồi trên 9 triệu m2 đất; chuyển mục đích sử dụng đất trên 3,3 triệu m2. Tổng số tiền thu được từ bán, chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cả nước đạt 35 nghìn tỷ đồng. Thông qua việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất, ngoài việc huy động nguồn lực trực tiếp từ nhà, đất bổ sung nguồn vào NSNN để chi cho đầu tư phát triển, còn huy động được nguồn vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch của địa phương.

Việc quản lý, xử lý tài sản xác lập sở hữu nhà nước và tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước được triển khai triệt để. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã xử lý tài sản của 10 dự án đã kết thúc với tổng nguyên giá tài sản xử lý trên 44 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là 26,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo báo cáo của Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước, đến giữa năm 2016, số thu tiền sử dụng đất đã đạt trên 70% dự toán.

TSC phải được công khai, giám sát và “có chủ”

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng TSC để thay thế Luật Quản lý, sử dụng TSNN đã ban hành từ năm 2008. Dự kiến, luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10/2016.

Theo Cục trưởng Cục QLCS Trần Đức Thắng, luật mới được xây dựng trên quan điểm đưa ra những nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng TSC; đổi mới phương thức theo hướng nắm chắc, phản ánh đầy đủ TSC cả về giá trị và hiện vật. Dự thảo luật đưa ra các nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng TSC, trong đó chú trọng giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, và các đối tượng khác nhằm xác định rõ chủ thể sử dụng, gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng; tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng TSC.

Dự thảo luật “coi TSC là nguồn lực quan trọng”, từ đó khai thác TSC hợp lý, tạo nguồn tài chính từ tài sản, đóng góp hiệu quả và phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh... Đặc biệt, để đảm bảo việc công khai TSC đi vào thực chất, ngoài chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, dự thảo luật còn bổ sung quy định về giám sát của cộng đồng đối với TSC. Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức việc giám sát TSC của cộng đồng, tập trung vào những nội dung như việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; tình hình quản lý, sử dụng TSC và việc thực hiện công khai…

Đây là cách tiếp cận đúng và đổi mới

Luật tiếp cận khái niệm TSC theo Điều 53 Hiến pháp năm 2013 nên rất rộng, nó bao gồm cả khái niệm “tài sản” và “tài nguyên” thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đây là điểm mới rất quan trọng so với phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành. Tuy nhiên, do đặc điểm của “tài sản” và “tài nguyên” rất khác nhau, nên vấn đề quản lý, sử dụng TSC đang bị chia nhỏ trong nhiều đạo luật như: Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước,…

Dự án luật này tuy chọn đối tượng là TSC theo ý nghĩa đầy đủ, nhưng không chế định thay các luật hiện hành có liên quan, mà tiếp cận theo hướng: Quy định chế độ quản lý sử dụng, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao tổ chức quản lý TSC nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về TSC, khắc phục những tồn tại hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng. Đây là cách tiếp cận đúng và thể hiện sự đổi mới so với luật hiện hành.

Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch

Khắc phục nhược điểm của luật cũ

Dự án luật ra đời là cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý góp phần khắc phục những nhược điểm hạn chế nổi cộm trong quản lý và sử dụng TSNN như: Phân tán, thiếu thống nhất, phạm vi quản lý hạn hẹp,… dẫn đến việc quản lý TSNN còn lỏng lẻo, tùy tiện, TSNN bị sử dụng lãng phí, thất thoát, không đúng mục đích, đối tượng.

Điều 53 Hiến pháp 2013 đã thể chế hóa khái niệm TSC mà TSNN là một bộ phận quan trọng, đồng thời yêu cầu “thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, sự ra đời của dự luật chính là hiện thực hóa quy định của Hiến pháp 2013. Dự án luật gồm 10 chương với 137 điều đã bao quát được các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng TSC theo trình tự logic chặt chẽ và hợp lý.

Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh

Vân Hà