【thứ hạng của olympiakos】Ông Donald Trump muốn gì khi đòi rút khỏi INF ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20-10 đã phát đi tuyên bố muốn rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kéo dài hơn 1 thập kỷ qua với Nga.
Giới chuyên gia cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang. Ảnh: SCMP
Chính quyền của Tổng thống Trump nhiều lần nói rằng,ốngkhiđirtkhỏthứ hạng của olympiakos Nga vi phạm Hiệp ước INF, và cũng chỉ ra rằng, chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama cũng không ít lần cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước. Năm 2014, CNN đưa tin Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF, viện dẫn các vụ thử tên lửa hành trình từ năm 2008. Thời điểm đó (năm 2014), đã thông báo cho các đồng minh NATO về các hành động nghi là phá vỡ hiệp ước của phía Nga. Tuy nhiên, phải tới gần đây NATO mới chính thức xác nhận các hành động của Nga giống như vi phạm Hiệp ước INF.
Việc Nga không tuân thủ Hiệp ước INF cũng được nêu trong Báo cáo tình hình hạt nhân gần đây nhất do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tháng 2-2018, theo đó, Nga “tiếp tục vi phạm một loạt hiệp ước và cam kết về kiểm soát vũ khí”.
Phản ứng trước tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov lên án mọi ý đồ của Washington dùng biện pháp “hăm dọa” nhằm ép buộc Matxcơva phải nhượng bộ, đặc biệt trong các vấn đề ổn định chiến lược và an ninh quốc tế. Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định Matxcơva tuân thủ nghiêm chỉnh INF, trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận này. Theo Thứ trưởng Ryabkov, Nga mong muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến INF. Đại diện Nga nêu rõ phản ứng của Matxcơva sẽ được đưa ra sau khi làm rõ vấn đề này. Dự kiến, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tới Nga gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22-10.
Điều mà giới phân tích quan tâm hiện nay là động thái của Mỹ không chỉ rút khỏi INF với Nga mà còn có ý đồ lâu dài nhắm vào Trung Quốc. Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) dẫn lời một số chuyên gia cho biết, quyết định đơn phương rút Mỹ khỏi INF của Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như đang nhắm đến Nga, nhưng mục tiêu thực sự của tuyên bố này lại là Trung Quốc.
Ông Fu Mengzi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại của Trung Quốc, cho biết kế hoạch xé bỏ INF là dấu hiệu cho thấy Washington đang tăng tốc chuẩn bị cho cuộc đối đầu chiến lược dài lâu với Bắc Kinh. Bên cạnh những xung đột từ cuộc chiến thương mại ngày càng tăng nhiệt, căng thẳng giữa hai nước Mỹ - Trung về vấn đề quân sự cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông. Bắc Kinh đã liên tục tăng cường quân sự hóa và bồi đắp đảo nhân tạo trái phép trên vùng biển này trong vài năm gần đây.
Trong khi đó, Mỹ cũng liên tục lên án các động thái trên của Trung Quốc, đồng thời khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không của mình tại Biển Đông. Bắc Kinh coi đây là hành động thách thức rõ ràng của Washington đối với những tham vọng chiến lược của nước này.
Do Trung Quốc không tham gia ký kết INF, nên nước này có thể tự do phát triển tên lửa đạn đạo mà không chịu bất cứ giới hạn nào. Hai dòng tên lửa DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 15.000km, nghĩa là toàn bộ nước Mỹ nằm trong tầm bắn của hai loại tên lửa này.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris đã từng nói rằng, khoảng 95% lực lượng tên lửa Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận. “Đây là sự thật rất quan trọng, vì Mỹ không có năng lực tương đương do chúng ta tuân thủ INF với Nga”.
Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF được ký giữa Tổng thống Mỹ Ronald Regan và Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 8-12-1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Theo Hiệp ước INF, cả Nga và Mỹ cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500-5.500km). Hiệp ước được ký kết đã mở ra một nền tảng bảo vệ cho các đồng minh châu Âu của Mỹ và đánh dấu một thỏa thuận quan trọng giữa 2 nước là trung tâm của cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. |
LONG TẤN tổng hợp