【kqbd nhat 2】Cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn hồ, đập thuỷ điện
Thưa ông,ầnsớmhoànthiệnkhungkhổpháplývềantoànhồđậpthuỷđiệkqbd nhat 2 trong nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây, cử tri và nhân dân cả nước đề nghị Bộ Công Thương kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện, ông có thể cho biết kết quả thực hiện nhiệm vụ này?
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, thời gian qua, Cục KTAT&MTCN đã thực hiện và phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện; kiểm tra tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện, trong đó có việc đánh giá chất lượng đập (mức độ an toàn) tại 345 công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo đúng quy định, các khiếm khuyết sau kiểm tra đã được khắc phục kịp thời.
Ông Tô Xuân Bảo – Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp |
Cả 345 đập đều được bảo trì theo đúng quy định, trong đó 320 đập đã có quy trình bảo trì phù hợp; 25 đập đang được chủ đập hoàn thiện quy trình kiểm định và đến hết năm 2018, có 252/345 đập đã đến kỳ kiểm định, trong đó có 227 đập đã kiểm định xong, 18 đập còn lại đang thực hiện công tác kiểm định.
Từ kết quả kiểm tra, giám sát có thể đánh giá hiện các đập thủy điện đang vận hành an toàn, ổn định.
Còn công tác chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp liên quan thực hiện đúng quy trình xả lũ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Qua công tác kiểm tra, quản lý, Bộ Công Thương đánh giá các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện đã thực hiện nghiêm các nguyên tắc và các quy định về vận hành xả lũ tại từng quy trình vận hành hồ chứa cụ thể, góp phần quan trọng vào việc cắt/ giảm/ làm chậm lũ cho vùng hạ du, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra cho vùng hạ du.
Theo đó, trong mùa lũ, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện không được tích nước hồ chứa vượt quá mực nước trước lũ. Khi có bản tin dự báo lũ, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải vận hành xả nước để đưa mực nước hồ chứa từ mực nước trước lũ về mực nước đón lũ để bảo đảm khi lũ về hồ thì hồ chứa có dung tích trống để tham gia cắt/ giảm/ làm chậm lũ cho vùng hạ du. Và khi xuất hiện lũ phải duy trì lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng về hồ để cắt/ giảm/ làm chậm lũ cho hạ du.
Bên cạnh đó, trong quá trình lũ, nếu mực nước hồ tăng và đạt cao trình lớn nhất cho phép do trước đó duy trì lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng về hồ thì tăng lưu lượng xả bằng lưu lượng về hồ để mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất cho phép để bảo đảm an toàn cho công trình, lúc này hồ chứa không còn vai trò điều tiết lũ nhưng cũng không gây lũ nhân tạo làm thiệt hại thêm cho hạ du.
Có thể nói công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập thuỷ điện và tuân thủ quy trình xả lũ được thực hiện khá hiệu quả và thuận lợi, tuy nhiên, không phải là không gặp khó khăn, thưa ông?
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, trước hết là việc đầu tư xây dựng, quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện hiện được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: xây dựng; khí tượng, thủy văn; phòng chống thiên tai; quản lý an toàn đập, hồ chứa nước… dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn hồ, đập thuỷ điện |
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện còn một số bất cập, chồng chéo. Điển hình như quy định về cắm mốc khu vực lòng hồ được quy định đồng thời tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Nghị định số 112/2008/NĐ-CP, Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu tuân thủ tất cả các quy định này thì khu vực lòng hồ phải cắm quá nhiều mốc, các đường biên cắm mốc nhiều trường hợp trùng nhau (ví dụ cùng lấy theo cao trình đỉnh đập) hoặc khá gần nhau (theo cao trình đỉnh đập và theo cao trình mực nước lũ kiểm tra có tính đến nước dềnh).
Không chỉ có vậy, một số quy định không rõ ràng nên khó triển khai thực hiện như trường hợp Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập nhưng lại không quy định trường hợp nào thì xác định theo quy trình, theo tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập… Quy định này cũng rất khó xác định được vùng hạ du trong trường hợp các hồ chứa được xây dựng bậc thang hoặc hồ chứa được xây dựng ở gần nơi hợp lưu với sông khác.
Ngoài ra, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các cơ quan chức năng cũng gặp phải những khó khăn do thiếu nhân lực, nhất là nhân lực có chuyên môn về thủy công hoặc liên quan đến thủy điện từ cấp trung ương đến địa phương. Trong khi đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng có lúc, có nơi chưa hiệu quả từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.
Để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng và vận hành an toàn đập thuỷ điện, trong thời gian tới Bộ Công Thương, Cục KTAT&MTCN sẽ triển khai những nhiệm vụ gì, thưa ông?
Cùng với việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhiệm vụ được giao, hiện Bộ Công Thương, Cục KTAT&MTCN đang khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Cụ thể, Bộ Công Thương đang xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 34/2010/TT-BCT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các chủ đập trong việc triển khai thực hiện một số quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
Nội dung chính của Thông tư mới này quy định cụ thể về thi hành một số nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương mà Nghị định số 114/2018/NĐ-CP chưa quy định, cụ thể: Thành lập và hoạt động của Hội đồng đánh giá an toàn đập của Bộ Công Thương; Cấp giấy phép cho các hoạt động thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện phải có giấy phép; Quy định cụ thể về cơ sở dũ liệu đập, hồ chứa để bảo đảm các đập, hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh có đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý.
Bên cạnh đó còn có các quy định về: chuyển tiếp việc thực hiện các phương án để bảo đảm an toàn cho vùng hạ du; quy định mẫu quy trình vận hành hồ chứa thủy điện; các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, ứng phó thiên tai cho công trình và vùng hạ du trong giai đoạn xây dựng và vận hành; bảo vệ đập, hồ chứa để việc xây dựng được nhất quán, đầy đủ nội dung cần thiết và phù hợp với đặc thù của từng công trình…
Trân trọng cảm ơn ông!