Nhà cái uy tín

【nhacai tv】Bài 6: Cần một đầu mối tập trung điều phối vốn vay và trả nợ

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Đổi mới về cách quản lý nợ công để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.>> Bài 5: Siết điều kiện nhacai tv

trang 6

Đổi mới về cách quản lý nợ công để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

>> Bài 5: Siết điều kiện cho vay lại,àiCầnmộtđầumốitậptrungđiềuphốivốnvayvàtrảnợnhacai tv tăng chế tài quản lý

>> Bài 4: Không chuyển nợ của doanh nghiệp thành nợ Chính phủ

>> Bài 3: Làm rõ trách nhiệm trả nợ, tăng tính tự chủ của chính quyền địa phương

>> Bài 2: Siết điều kiện cho vay lại

>> Bài 1: Tại sao phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công?

Đã hình thành hệ thống thể chế, chính sách

Theo TS. Đặng Văn Thanh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội, cho đến nay hệ thống thể chế và chính sách quản lý nợ công đã được hình thành cụ thể như: Luật Quản lý nợ công 2009, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), các nghị định, quyết định của chính phủ, các thông tư, các văn bản quy định và hướng dẫn của các bộ, ngành đã tạo lập cơ sở pháp lý cho việc vay nợ trong nước và nước ngoài, việc trả nợ các khoản vay. Công tác quản lý và giám sát nợ công đã được quan tâm, đang tiệm cận dần với thông lệ quốc tế.

Quy mô huy động nợ công tăng nhanh phục vụ nhu cầu bù đắp bội chi NSNN và đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2011 - 2015, quy mô huy động vốn từ vay nợ bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% vốn đầu tư toàn xã hội, với tốc độ tăng 19%/năm.

Theo nghiên cứu của ông Thanh, nếu có những diễn biến không thuận lợi như tỷ lệ tăng trưởng GDP, thu NSNN, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không đạt như dự kiến, tăng bội chi NSNN, một số nghĩa vụ nợ dự phòng từ khu DNNN chuyển thành nghĩa vụ trả nợ trực tiếp hoặc thay đổi chính sách của Chính phủ (như mở rộng các chương trình trợ cấp xã hội, quỹ lương hưu, bảo hiểm y tế, hệ thống an ninh,...) thì tỷ lệ nợ chính phủ/GDP có thể tăng vượt ngưỡng trần.

Nên đổi mới về phân định trách nhiệm, thẩm quyền quản lý

Ông Đặng Văn Thanh hoàn toàn đồng tình về việc cần thiết phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công. Ông cho rằng, yêu cầu cấp bách là phải cơ cấu lại nợ công, trong bối cảnh chung của tái cơ cấu lại nền kinh tế, tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, đảm bảo sự bền vững của nền tài chính quốc gia, lành mạnh hóa tài chính nhà nước và NSNN.

Ông Thanh đưa ra 9 giải pháp để hiện thực hóa yêu cầu về cơ cấu lại nợ công. Thứ nhất, phải cơ cấu lại nợ công, gắn liền với tái cơ cấu lại NSNN, đặc biệt là gắn liền với chính sách tài chính nói chung, chính sách về tiền tệ nói riêng. Thứ hai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách tài chính, tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công, đặc biệt là vốn vay đầu tư công với sự kết hợp giữa các thành phần, đối tượng, các cơ quan của nhà nước. Thứ tư, nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn vốn vay. Thứ năm, đổi mới quản lý tài sản công được hình thành từ đầu tư bằng nguồn vốn vay. Thứ sáu, kiểm soát chặt chẽ trần nợ công. Thứ bảy, phân cấp, phân định trách nhiệm và tổ chức công tác quản lý nợ. Thứ tám, tăng cường quản trị rủi ro trong quản lý nợ, vay, sử dụng vốn vay. Thứ chín, tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử.

Trong 9 giải pháp, ông Thanh đặc biệt nhấn mạnh tới giải pháp thứ bảy, bởi theo ông, mặc dù đã có những quy định về trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của các cơ quan thuộc chính phủ, tuy nhiên còn không ít vướng mắc cần được phân định rõ ràng hơn, khoa học cả về pháp lý và cả trên thực tế, đặc biệt trong các nhiệm vụ xây dựng chiến lược nợ dài hạn.

Ông Thanh cho rằng, cần nhận diện rõ các công việc của quy trình vay và trả nợ. Thực tế, quản lý nợ công bao gồm 7 công đoạn: Xây dựng chiến lược kế hoạch huy động vốn vay; xác định nhu cầu và nguồn có thể vay; đàm phán vay, phương thức vay và tổ chức huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trong nước; ký kết văn bản và tổ chức vay nợ; giải ngân nguồn vốn vay; phân bổ và sử dụng vốn vay; trả nợ vay.

“Quy trình quản lý nợ công liên quan tới vấn đề phân cấp. Trong dự luật có hẳn một chương phân định trách nhiệm rất rõ ràng, đồng thời có chương riêng về quản lý nguồn vốn vay và phân bổ vốn vay. Theo tôi, các nhà soạn thảo đã nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề này. Tôi đồng tình với các chuyên gia và cũng theo kinh nghiệm nước ngoài, là cần có một cơ quan chuyên trách điều phối vốn vay và trả nợ, tập trung về một đầu mối” - ông Thanh nhấn mạnh.

Lý giải về quan điểm của mình, ông Thanh cho rằng, quản lý nợ không tập trung sẽ dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khóa từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công, cũng như để hoạch định chính sách, chiến lược nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất. Không có cơ quan đầu mối, chuyên trách của Chính phủ về quản lý nợ sẽ thiếu sự phối hợp ở cấp vĩ mô giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ và quản lý nợ. Do phân định trách nhiệm không rõ ràng, dẫn đến thiếu chủ động trong điều hành vay nợ. Chính vì vậy, nếu đưa về một đầu mối thì cơ quan này sẽ phát ra tín hiệu là đã cần vay chưa, cần giải ngân chưa và khả năng giải ngân thế nào.

Theo Chiến lược nợ và vay nợ thời kỳ 2001 – 2030, dự báo tổng số vốn vay mới của nền kinh tế đến năm 2030 khoảng 12,7 tỷ USD và dịch vụ trả nợ toàn bộ nền kinh tế khoảng 13,16 tỷ USD. Tổng số nợ của toàn nền kinh tế sẽ khoản 83 tỷ USD. Tỷ trọng nợ trong nước trên GDP sẽ tăng, tỷ lệ nợ nước ngoài giảm dần, chiếm khoảng trên 30% GDP…

Đức Minh

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap