【lịch thi đấu giải ý hôm nay】Trung Quốc cảnh báo hậu quả khó tưởng tượng nếu dồn ép cường quốc hạt nhân

Theốccảnhbáohậuquảkhótưởngtượngnếudồnépcườngquốchạtnhâlịch thi đấu giải ý hôm nayo đài RT, phát biểu tại diễn đàn này, ông Lạc Ngọc Thành nói rằng không nên sử dụng xu hướng toàn cầu hóa hiện nay để làm vũ khí. Ông nói: “Lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng biện pháp trừng phạt không thể giải quyết được vấn đề. Các lệnh trừng phạt chống Nga ngày càng thái quá… Các lệnh trừng phạt sẽ chỉ gây hại cho những người dân bình thường, tác động đến hệ thống kinh tế và tài chính và làm xấu đi nền kinh tế toàn cầu”.

Ông cảnh báo: “Hậu quả của việc ép một cường quốc, đặc biệt là cường quốc hạt nhân, vào chân tường thậm chí còn khó tưởng tượng hơn”.

Ông Lạc Ngọc Thành đồng ý với đánh giá của Nga rằng việc NATO mở rộng không kiểm soát ở Đông Âu và không giải quyết được các lo ngại an ninh quốc gia của Nga đã mở đường cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông nói: “Cam kết không mở rộng về phía đông có thể dễ dàng chấm dứt cuộc khủng hoảng và ngăn chặn đau khổ cho dân thường. Thay vào đó, người ta lại chọn cách đứng ở khoảng cách an toàn và dùng quạt phả vào ngọn lửa, chứng kiến ​​những người buôn bán vũ khí, chủ ngân hàng và ông trùm dầu mỏ kiếm tiền từ chiến tranh, trong khi để người dân một đất nước nhỏ bé chịu đựng vết thương chiến tranh và sẽ mất nhiều năm để chữa lành”.

Theo ông Lạc Ngọc Thành, việc NATO theo đuổi an ninh tuyệt đối dẫn đến phi an ninh tuyệt đối.

Nga đã kịch liệt phản đối NATO hiện diện gần biên giới của mình và bắt tay thực hiện sứ mệnh nhằm đạt được mục tiêu là Ukraine không gia nhập NATO và NATO không mở rộng về phía đông. Tuy nhiên, phương Tây đã phớt lờ những lo ngại của Nga.

Tổng thống Vladimir Putin đã thông báo mở hoạt động quân sự đặc biệt vào ngày 24/2 với mục tiêu được nêu rõ là phi quân sự hóa Ukraine, đảm bảo nước này không còn gây ra mối đe dọa đối với Nga hoặc các nước cộng hòa Donbass mà Nga công nhận độc lập.

Mỹ và các đồng minh NATO đã áp đặt​​ hàng nghìn biện pháp hạn chế và lệnh trừng phạt mới khắc nghiệt để tìm cách cô lập và phá hủy nền kinh tế Nga.

Trong quá trình đó, Trung Quốc đã phải đối mặt với áp lực gia tăng của phương Tây. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng về nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc có nội dung lên án hành động quân sự của Nga ở Ukraine. Nước này đã chọn quan điểm trung lập cùng với Ấn Độ, Pakistan, Nam Phi và 30 quốc gia khác.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 18/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Bình luận của ông Lạc Ngọc Thành được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 18/3. Trong cuộc hội đàm, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn ủng hộ hòa bình và phản đối chiến tranh, kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine cần tuân thủ chính sách ngoại giao. Đáp lại, ông Biden đã cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu hỗ trợ vật chất hoặc giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, nhìn nhận chung về tinh thần cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và sâu sắc trong về quan hệ Trung Quốc - Mỹ cũng như tình hình tại Ukraine. Ông Tập Cận Bình khẳng định cuộc khủng hoảng Ukraine không phải là điều mong muốn. Các sự kiện này một lần nữa cho thấy xung đột và đối đầu không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào, trong khi cộng đồng quốc tế cần trân trọng hòa bình và an ninh.

Về phần mình, Nhà Trắng thông báo trong cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều nhấn mạnh cần phải tìm ra giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo Nhà Trắng, Tổng thống Biden đã nêu chi tiết về các động thái của Mỹ cũng như các nước đồng minh đối với Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine, đồng thời nhấn mạnh việc ủng hộ giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng.