Các gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang chịu áp lực từ cả Nga và phương Tây để phản ứng đối với cuộc giao tranh giữa Nga – Ukraine. Các chuyên gia nhận định,ếgiớitrướcnguycơtanđànxẻnghétylekeo 88 căng thẳng leo thang sẽ đẩy nhanh quá trình chia nhỏ Internet, trước đó từng diễn ra giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Big Tech ngày càng chú ý đến các quy tắc địa phương, khiến một số người tin rằng ‘splinternet’ đang dần trở thành hiện thực.
Chính phủ Nga tuyên bố chặn Meta sau khi công ty chặn 4 trang của truyền thông Nga. Twitter cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Trong khi đó, YouTube thông báo tạm dừng tính năng kiếm tiền và gợi ý của một số kênh của Nga. Quan chức Ukraine lại kêu gọi Apple ngừng bán sản phẩm và cấm Nga truy cập App Store. Đáp lại, CEO Apple Tim Cook bày tỏ quan ngại sâu sắc về xung đột và Apple sẽ hỗ trợ các nỗ lực viện trợ nhân đạo. Công ty từ chối bình luận về các vấn đề còn lại.
Đại diện Facebook, YouTube và Twitter cho biết sẽ tiếp tục giám sát tình hình. Nick Clegg, Chủ tịch Các vấn đề toàn cầu Meta, đưa ra câu trả lời xoa dịu cả hai bên, rằng các ứng dụng của Facebook muốn mang đến một nơi để mọi người “được lắng nghe, chia sẻ những gì đang xảy ra”.
Theo tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, năm 2021, nhà chức trách tại ít nhất 48 quốc gia theo đuổi quy định mới dành cho các hãng công nghệ về nội dung, dữ liệu hay cạnh tranh. Ấn Độ đã cấm TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance (Trung Quốc), sau vụ đụng độ tại biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Không chỉ các nền tảng mạng xã hội cảm thấy sức ép. Năm ngoái, Nga xếp Netflix vào danh mục nhà cung cấp vô tuyến truyền hình, có thể phải bắt đầu phát các kênh truyền hình quốc gia cho 1 triệu người đăng ký trong nước. Năm 2019, Nga thông qua luật cho chính quyền quyền kiểm soát lớn hơn đối với nội dung cho người Nga.
Các nhà phân tích và chuyên gia nhận định, bối cảnh thay đổi ăn vào doanh thu, lợi nhuận khi buộc các doanh nghiệp phải gia tăng chi phí, tuân thủ quy định địa phương. David Kaye, Giáo sư Luật tại Đại học California (Mỹ), cho rằng các quốc gia đang áp dụng quy định ngày một nghiêm khắc hơn về dữ liệu.
Splinternet là thế giới Internet mà trong đó các chính sách và luật pháp địa phương tạo ra Internet của mỗi quốc gia. Theo Google, số lượng yêu cầu xóa nội dung mà họ nhận được đã tăng gấp 5 lần từ năm 2015, lên khoảng 50.000. Trong cùng kỳ, Facebook ghi nhận mức tăng 40% yêu cầu, lên khoảng 90.000.
Tại Nga, mạng xã hội VK và công cụ tìm kiếm Yandex – hai sản phẩm “cây nhà lá vườn” – đều có thị phần áp đảo Facebook và Google. Tuy vậy, Nga vẫn là thị trường đáng kể đối với các hãng công nghệ. Google, Apple và Facebook đều hoạt động cũng như tuyển dụng lao động tại đây.
Cách đây vài tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua đạo luật yêu cầu các công ty có ít nhất 500.000 người dùng phải thành lập văn phòng tại Nga, chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật. Nó cũng dẫn đến cuộc tranh luận giữa nội dung nào nên bị gỡ bỏ, nội dung nào được xuất hiện. Chẳng hạn, tuần này, nhà chức trách Nga yêu cầu Google bỏ chặn một kênh, song lệnh cấm vận của Mỹ lại gợi ý những kênh như vậy phải bị hạ.
“Đó là một cuộc giằng co kỳ lạ”, Daphne Keller, cựu cố vấn trưởng của Google, nhận xét.
Du Lam (Theo WSJ)
Facebook, Twitter bị chặn giữa căng thẳng Nga – Ukraine
Khi cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine ngày một căng thẳng, cũng có một cuộc chiến khác đang âm thầm diễn ra trên mạng xã hội.