【kết quả trận fenerbahce】Vì sao thép Việt Nam lại bị “phanh” ở Mỹ?

TheìsaothépViệtNamlạibịphanhởMỹkết quả trận fenerbahceo Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, kể từ năm 2011 đến nay, các sản phẩm thép của Việt Nam đã 4 lần “dính” điều tra, chống bán phá giá từ phía cơ quan chức năng của Mỹ.

Hiện tại, Việt Nam có 8 nhà sản xuất và xuất khẩu ống thép dùng trong ngành dầu khí, chủ yếu là các công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp này, liên kết, xuất khẩu vào Mỹ qua 14 công ty. Trong tổng số 9 nước xuất khẩu ống thép dùng trong ngành đầu khí lớn nhất vào Mỹ, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đứng thứ 2. Nếu như năm 2010, xuất khẩu ống thép dùng cho dầu khí của Việt Nam mới đạt 145 tấn, đến năm 2012, con số đó đã tăng lên 220 ngàn tấn. Mức tăng này được các doanh nghiệp Mỹ cho là quá “nóng”, đạt tới 151.000% và điều đó đe dọa nghiêm trọng tới các doanh nghiệp và sản xuất trong nước Mỹ. Cùng với nước ta, các sản phẩm của Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ… cũng nằm trong diện xuất khẩu tăng nóng vào Mỹ.

Thêm sản phẩm ống thép cho ngành dầu khí Việt Nam bị kiện phá giá tại Mỹ. Ảnh: N. M
Thêm sản phẩm ống thép cho ngành dầu khí Việt Nam bị kiện phá giá tại Mỹ. Ảnh: N. M

Chính vì thế, trong lần kiện chống bán phá giá này, nhóm các nhà sản xuất ống thép của Mỹ đệ đơn kiện 9 nước và lãnh thổ. Trong đó đa phần là từ châu Á bị kiện. 9 nước và vùng lãnh thổ bao gồm: Ấn Độ, Philippines, Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Việt Nam và Đài Loan thuộc diện bị kiện lần này.

Đứng đầu trong các doanh nghiệp Mỹ kiện doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu quá “nóng” sản phẩm thép dùng trong ngành dầu khí là Tổng Công ty thép Hoa Kỳ, Tổng công ty ống thép Maverick và công ty Boomerang Tube.

Lý do của các doanh nghiệp này đưa ra để kiện rất quen thuộc là ảnh hưởng tới thị trường trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất thép của nước Mỹ. Trong khi đó, theo một khảo sát của Viện Thép quốc tế Mỹ, nhu cầu nhập khẩu thép nói chung và thép dùng trong ngành dầu khí nói riêng ở Mỹ còn rất lớn. Các dẫn chứng mà doanh nghiệp mỹ đưa ra là “thái quá và không có cơ sở”. Vụ kiện khi được tiến hành, ngành công nghiệp khai thác dầu khí và khí đốt của Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề, phải mua sản phẩm với giá cao.

Theo Bộ Công Thương, trước khi vụ kiện này diễn ra, vào tháng 5/2013, các doanh nghiệp Mỹ cũng đã đệ đơn lên Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) và DOC, yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng ống thép chịu lực không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Hai lần trước, các sản phẩm ống thép hàn carbon và mắc áp bằng thép có xuất xứ từ Việt Nam cũng đã bị kiện, áp thuế chống bán phá giá.

Được biết, trong năm 2013 này, Việt Nam sẽ có thêm 5 nhà máy thép đi vào hoạt động, với công suất 1,5 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất thép xây dựng cả nước lên 11 triệu tấn/năm. Do cung vượt cầu quá xa nên hiện nay có một số nhà máy xây dựng xong nhưng chưa dám sản xuất như: Nhà máy Thép của Tập đoàn Hòa Phát khoảng tháng 7 hoặc 8-2013 sẽ đưa vào sản xuất với sản lượng theo thiết kế là 400.000-450.000 tấn/năm; Thép Đà Nẵng Italia (DNY) với sản lượng 250.000 tấn và hoạt động cuối năm 2012, nhưng chỉ chạy 20-30% công suất; Công ty CP Thép miền Trung với sản lượng 250.000 tấn/năm đang chạy thử; Công ty CP Thép Thái Bình Dương (Đà Nẵng) công suất 250.000 tấn/năm, trong tháng 2 đã sản xuất được 700 tấn và tiêu thụ 500 tấn; Công ty TNHH An Hưng Tường 250 nghìn tấn/năm… Nếu những nhà máy trên sản xuất theo đúng tiến độ, công suất thì cung sẽ còn vượt xa cầu, thậm chí báo động về tình trạng dư thừa thép.

Hiện tổng sản lượng tiêu thụ thép quý I-2013 đạt 910.000 tấn, tăng 30.000 tấn so với cùng kỳ.  Lượng thép tồn kho hiện khoảng 330.000 tấn, tăng 50.000 tấn. Thực tế này đã báo động cung vượt xa cầu. Tiêu thụ thép trong tháng 3 có khả quan hơn, đã tiêu thụ được 260.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với tháng trước, nhưng lại giảm 135.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyễn Nam