【giải vô địch quốc gia nhật】Thêm cơ hội vươn lên cho người nghèo

Báo Cà MauNgày 14/4 vừa qua, UBND tỉnh ra quyết định tiếp nhận khoản viện trợ trên 3,5 tỷ đồng do Tổ chức Bánh mì cho thế giới tài trợ “Xây dựng năng lực, hỗ trợ sinh kế cho 2 cộng đồng nghèo” xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời và xã Tân Hải, huyện Phú Tân với 317 hộ được hỗ trợ.

Ngày 14/4 vừa qua, UBND tỉnh ra quyết định tiếp nhận khoản viện trợ trên 3,5 tỷ đồng do Tổ chức Bánh mì cho thế giới tài trợ “Xây dựng năng lực, hỗ trợ sinh kế cho 2 cộng đồng nghèo” xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời và xã Tân Hải, huyện Phú Tân với 317 hộ được hỗ trợ.

Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau Phạm Hồng Nhân, Trưởng Ban Quản lý dự án, kết quả đạt được từ dự án khá tốt, phù hợp. Song, cần tiếp tục duy trì và mở rộng dự án giai đoạn tiếp theo để hộ nghèo có cơ hội được giúp đỡ thoát nghèo. Cán bộ và chính quyền địa phương được nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo hiệu quả hơn.

Dự án “Xây dựng năng lực, hỗ trợ sinh kế cho 2 cộng đồng nghèo” hỗ trợ bồn chứa nước mưa cho người nghèo xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời.

Theo đó, giai đoạn 4 của dự án được triển khai tại 5 ấp: Rạch Cui, 1/5, 4, Ông Bích và Phạm Kiệt, xã Khánh Bình và 3 ấp: Cái Cám, Công Nghiệp và Thanh Bình, xã Tân Hải nhằm giải quyết 2 vấn đề: cải thiện về tình trạng thu nhập thấp, thu nhập không ổn định và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho phụ nữ.

Trong 3 ấp của xã Tân Hải được chọn thực hiện dự án, có 277/842 hộ không đất sản xuất, tỷ lệ lao động thiếu việc làm 29%, có 526 hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh… Ðối với địa bàn 5 ấp xã Khánh Bình, có 385 hộ nghèo, tỷ lệ 16,9%; trẻ em suy dinh dưỡng 11,7%, phụ nữ mắc bệnh phụ khoa 56,14% và 1.127 hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trước thực trạng đó, việc mở rộng dự án hỗ trợ 8 ấp của 2 xã với những hoạt động cụ thể, thiết thực sẽ góp phần nâng cao khả năng thoát nghèo, thích ứng với rủi ro để cuộc sống của người nghèo được cải thiện hơn. Ông Huỳnh Hoài Hận, thành viên Ban Quản lý dự án, Hội LHPN tỉnh, cho biết, trong 36 hoạt động của dự án, đặc biệt chú trọng thành lập những mô hình sản xuất cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Thông qua những mô hình này, việc nhân rộng mô hình ra những ấp ngoài dự án có thể thực hiện được. Xã Tân Hải phù hợp với mô hình nuôi cua thương phẩm. Tuy nhiên, thời gian qua, người dân chỉ nuôi theo phương pháp truyền thống, thiếu kỹ thuật nên tỷ lệ hao hụt cua giống trên 50%. Dự án đã chọn 10 hộ nghèo, ít đất ở xã Tân Hải thực hiện nuôi cua bằng rào chắn, với diện tích nhỏ, cho ăn hằng ngày sẽ hạn chế tỷ lệ hao hụt con giống, tận dụng nguồn cá tạp sẽ giúp hộ nghèo có việc làm và tăng thu nhập.

Việc dạy nghề, truyền nghề làm cá khô, tôm khô, mắm, kẹo chuối… giúp phụ nữ nghèo 2 xã tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thành sản phẩm có giá trị cao hơn, nâng chất lượng sản xuất theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ địa phương thực hiện mô hình nuôi gà an toàn sinh học, nuôi heo sinh sản, nuôi heo hướng nạc với sự hỗ trợ của mạng lưới khuyến nông viên. 

Song song với hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, dự án còn hỗ trợ xây dựng 75 cầu tiêu hợp vệ sinh, 50 bồn chứa nước mưa, 150 thùng ủ rác làm phân compost... Với mục tiêu lớn, sau 3 năm thực hiện (2015-2017), dự án sẽ góp phần nâng thu nhập bình quân của 317 hộ nghèo được hỗ trợ ở 8 ấp tăng lên 30% và số phụ nữ bị bệnh phụ khoa giảm 20%.

Cùng với những tác động trên lĩnh vực sinh kế, dự án còn thể hiện được tính bền vững. Ðó là hướng tới những hoạt động nâng cao năng lực người dân và các cán bộ địa phương trong việc phát triển đời sống, phương pháp làm việc có sự tham gia của người dân. Các tình nguyện viên, khuyến nông viên có đủ năng lực để tiếp tục các hoạt động giải quyết những vấn đề khác trong đời sống. Ðặc biệt, các mô hình trình diễn của dự án sẽ giúp người dân áp dụng hiệu quả trong sinh kế./.

Bài và ảnh: Phương Lài