【lịch thi đấu bóng đá nữ châu âu hôm nay】Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau hai năm thực hiện Chỉ thị số 30
Quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn còn bị xâm phạm. Nếu tình trạng này,ôngtácbảovệquyềnlợingườitiêudùngsauhainămthựchiệnChỉthịsốlịch thi đấu bóng đá nữ châu âu hôm nay không sớm được khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có yếu tố khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, quyết liệt. Năng lực thực thi pháp luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có giải pháp căn cơ, hữu hiệu để ngăn chặn vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng nâng cao khả năng tự bảo vệ. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật chưa đạt yêu cầu, hiệu quả kém. Thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ, giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, xử lý vi phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa huy động hiệu quả các nguồn lực và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chưa chủ động, tích cực hội nhập, vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại nêu trên, ngày 22 tháng 01 năm 2019, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Chỉ thị số 30-CT/TW), trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện nghiêm túc 06 nhóm giải pháp chủ yếu sau:
(i). Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng; phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
(ii). Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(iii). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
(iv). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng.
(v). Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(vi). Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.
Sau hai năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW có thể kể những kết quả bước đầu đã đạt được:
Một là các tổ chức đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo sát sao, đồng bộ việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW
Các tổ chức đảng: trong năm 2020, đã có 23 địa phương ban hành kế hoạch hành động của tỉnh ủy/thành ủy và Ủy Ban nhân dân tỉnh thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. Các kế hoạch hành động của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã cụ thể hóa nội dung của Chỉ thị số 30-CT/TW, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, cơ quan, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương.
Các cơ quan hành chính nhà nước: Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính Phủ. Ngày 26 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (Nghị quyết số 82/NQ-CP). Trong năm 2020, đã có 17 địa phương chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ.
Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/BCSĐ ngày 13 tháng 9 năm 2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. Kế hoạch số 11-KH/BCSĐ nhằm triển khai học tập, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương cũng như tạo chuyển biến rõ nét, khắc phục những hạn chế, yếu kém; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành công thương đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2020 về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước với bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Kế hoạch đã giao cụ thể từng nhiệm vụ tới từng cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghị quyết số 82/NQ-CP
Nhằm đưa nội dung của Chỉ thị số 30-CT/TW vào cuộc sống, Bộ Công Thương đã đăng tải nội dung Chỉ thị trên website của Bộ, trên Báo Công Thương, cũng như các cơ quan truyền thông báo chí.
Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chỉ thị số 30-CT/TW và Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ cho các cơ quan Trung ương, các Bộ ngành, Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh khu vực miền Bắc, Khu Vực Tây Nam Bộ, Khu Vực Đông Nam Bộ, khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã hỗ trợ nhiều địa phương tuyên truyền nội dung Chỉ thị như: thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh,...Riêng đối với thành phố Hà Nội đã phổ biến đến cấp huyện, như Huyện Hoài Đức, Quận Cầu Giấy, Huyện Mê Linh.
Ba là, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với Bộ, ban ngành, các địa phương trong cả nước tiến hành các thủ tục cần thiết để sửa đổi và bổ sung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói, sau hai năm triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực từ Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc nhanh chóng, đồng bộ của hệ thống cơ quan Đảng, chính quyền là cơ sở để triển khai hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TW cũng như tăng cường hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tiếp theo.