【fulham – luton】Tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm

Báo Cà MauĐã nhiều năm qua, không nơi này thì nơi khác, cúm A/H5N1 thường xuất hiện vào những tháng có tiết trời lạnh trên nhiều đàn gia cầm không tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đúng cách, thậm chí có nhiều trường hợp lây nhiễm sang người dẫn đến tử vong rất đáng tiếc. Cúm gia cầm khiến cho các ngành chức năng phải chật vật loay hoay với công việc kiểm tra, xử lý, tiêm phòng, chống dịch… và nhiều người sống bằng nghề chăn nuôi gia cầm phải thua lỗ, không ít người rơi vào cảnh khốn khó.

Đã nhiều năm qua, không nơi này thì nơi khác, cúm A/H5N1 thường xuất hiện vào những tháng có tiết trời lạnh trên nhiều đàn gia cầm không tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đúng cách, thậm chí có nhiều trường hợp lây nhiễm sang người dẫn đến tử vong rất đáng tiếc. Cúm gia cầm khiến cho các ngành chức năng phải chật vật loay hoay với công việc kiểm tra, xử lý, tiêm phòng, chống dịch… và nhiều người sống bằng nghề chăn nuôi gia cầm phải thua lỗ, không ít người rơi vào cảnh khốn khó.

Như mọi năm, ở ÐBSCL từ trước và sau Tết Nguyên đán 2015 vài tỉnh trong vùng xuất hiện các ổ dịch nhỏ cúm A/H5N1 ở Tiền Giang, Sóc Trăng… riêng trong tỉnh Cà Mau cũng có xuất hiện ổ dịch nhỏ ở huyện Thới Bình và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gia cầm chết rải rác không rõ nguyên nhân. Qua đó, có thể thấy cuộc chiến trường kỳ với cúm A/H5N1 vẫn đang tiếp diễn. 

Giám sát phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm một cách an toàn và xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra.  Ảnh: VŨ TRÂN

Ðiều rất đáng quan ngại là việc chăn nuôi, mua bán gia cầm trên khắp đất nước và nói riêng ở tỉnh ta vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán trên địa bàn quá rộng ở các nông hộ. Bà con chưa thực hiện nghiêm việc tổ chức nuôi theo vùng quy hoạch, trình độ kỹ thuật kém, và nhận thức của một bộ phận người nuôi, người tiêu dùng về tác hại của dịch bệnh còn rất hạn chế, còn xót của và rất chủ quan…

Trong khi đó, mạng lưới quản lý, giám sát phòng, chống dịch của một số địa phương dù đã qua nhiều năm vẫn hầu như chưa có gì thay đổi, chưa thật sự sẵn sàng hơn trong tình hình mới. Trình độ của một bộ phận cán bộ thú y cơ sở còn hạn chế, nhận thức và ý thức hướng dẫn người dân tiêm phòng các loại vắc-xin chưa thật cao. Rồi việc bảo quản, sử dụng vắc-xin nhiêu khê nên nhiều người dân cũng ngại khó khăn, thực hiện chưa tốt, chưa đúng và chưa đều khắp. Khi có dịch xảy ra, việc xử lý xác gia cầm chết, hay nhiễm bệnh chưa có những hướng dẫn cải tiến gì cho an toàn hơn các cách xử lý chôn lấp như vừa qua.

Ngành thú y nhiều địa phương vẫn còn thiếu người, thiếu trang bị kỹ thuật và những “lá bùa” pháp lý vững chắc để chủ động thực thi chức năng nhiệm vụ một cách linh hoạt, kịp thời. Có nhiều nơi, địa bàn quá rộng, thiếu sự quan tâm nên ngành thú y không có đủ cán bộ để phủ khắp các chốt cần thiết nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan nguồn bệnh từ các vùng chăn nuôi khác và sẽ không đủ nhân lực thực hiện nhiều công đoạn quan trọng trong chống dịch.

Ðã đến lúc cần phải có cơ chế phù hợp để tăng cường nhân lực cho công tác kiểm dịch, quản lý, giám sát chặt chẽ việc xuất - nhập, giết mổ gia súc, gia cầm, việc sản xuất và cung ứng nguồn giống sạch bệnh. Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch và tăng cường củng cố mọi mặt cho mạng lưới thú y các cấp, nhất là đối với tuyến cơ sở, thì cần khẩn trương cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho anh chị em và người dân để đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của cúm A/H5N1 và nhiều loại bệnh khác, nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho nền chăn nuôi công nghiệp hoá trong quá trình hội nhập.

Nhưng quan trọng hơn hết là người chăn nuôi cần sớm thực hiện tổ chức lại sản xuất theo các mô hình liên kết, nuôi có mùa vụ “né bệnh”, trang thiết bị chuồng trại an toàn và theo vùng quy hoạch. Khi tổ chức các vụ nuôi phải thực hiện tiêm chủng đầy đủ, tuân thủ các quy định về quản lý dịch bệnh, báo dịch nhanh, kịp thời đúng quy định thú y, và không mua giống gia cầm trôi nổi không rõ nguồn gốc hay chưa tiêm chủng các loại vắc-xin theo quy định.

Người dân tuyệt đối không mua và ăn gia cầm bệnh hay chết, không vứt xác gia cầm chết bừa bãi. Người mua bán gia súc, gia cầm cần được tuyên truyền nhận thức về ý thức phòng chống các loại dịch bệnh nói chung và cúm A/H5N1 nói riêng. Ðặc biệt, các ban quản lý các chợ phải bố trí các khu mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm thành nơi riêng, cách ly nhất định với các loại thực phẩm, rau quả và hàng hoá khác để hạn chế phát tán mầm bệnh…

Cúm A/H5N1 và nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm khác sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển song song với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nếu lơ là mất cảnh giác sẽ thiệt hại khôn lường. Các ngành chức năng, ngành thú y cần hỗ trợ, đầu tư nghiên cứu chế tạo các phương tiện, máy móc chuyên dùng có tính cơ động cao, nhiều cỡ công suất, nhiều chủng loại, an toàn về mặt môi trường (lò đốt, phòng hấp di động, lều trùm cách ly…) thay cho việc bắt gom bằng tay, chôn lấp kiểu cũ kém an toàn, hay đốt thủ công… như vừa qua, để phục vụ thường xuyên cho việc thu gom, tiêu huỷ xác gia súc, gia cầm./.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thước