您现在的位置是:Empire777 > La liga

【lịch serie】Vài ý kiến khi miễn thuế là vật tư xây dựng để tạo tài sản cố định

Empire7772025-01-11 18:38:36【La liga】0人已围观

简介Công chức Hải quan Quảng Ngãi giám sát hàng hóa XNK. Ảnh: M.Hùng. Khoản 11 Điều 16 Luật thuế Xuất k lịch serie

vai y kien khi mien thue la vat tu xay dung de tao tai san co dinh

Công chức Hải quan Quảng Ngãi giám sát hàng hóa XNK. Ảnh: M.Hùng.

Khoản 11 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu,àiýkiếnkhimiễnthuếlàvậttưxâydựngđểtạotàisảncốđịlịch serie thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016 có quy định hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:

Nhóm đối tượng thứ nhất: Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;

Nhóm đối tượng thứ hai: Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;

Nhóm đối tượng thứ ba: Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Việc giải quyết các thủ tục miễn thuế của quy định này được thực hiện theo các trình tự, thủ tục tại Điều 17 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 và Điều 30, 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong quá trình xem xét các thủ tục để miễn thuế với nhóm đối tượng là vật tư xây dựng thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ, dễ dẫn đến thực hiện không đúng khi miễn thuế.

Trong 3 nhóm đối tượng nói trên có thể thấy điều kiện miễn thuế của hai nhóm đối tượng đầu không có yêu cầu là hàng hóa đó trong nước đã sản xuất được hay chưa đều được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nhóm vật tư xây dựng thì yêu cầu bắt buộc để được miễn thuế nhập khẩu phải là vật tư xây dựng mà “trong nước chưa sản xuất được”. Để xác định được yếu tố trong nước đã sản xuất được hay chưa thì phải dựa vào quy định tại 8 Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Điều 3 Thông tư này có quy định: “Các hàng hóa trong nước đã sản xuất được nêu tại các Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng chung và không phụ thuộc mục đích sử dụng, trừ hàng hóa chuyên dùng…”.

Với quy định này, để kiểm tra xem là vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được hay chưa khi giải quyết thủ tục miễn thuế nhập khẩu thì phải đồng thời kiểm tra cùng lúc 8 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT. Vấn đề không rõ ràng ở chỗ là làm thế nào để phân biệt đâu là “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị” với đâu là “vật tư xây dựng” vì điều kiện miễn thuế nhập khẩu của 2 loại hàng hóa này khác nhau. Hiện hành chỉ có các khái niệm về “Vật liệu xây dựng” mà chưa có bất kỳ một khái niệm pháp lý có tính chính thống nào nêu thế nào là “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị” hay thế nào là “vật tư xây dựng”. Với “vật tư xây dựng”, muốn được miễn thuế nhập khẩu thì trong nước phải chưa sản xuất được, còn với “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị” thì lại không yêu cầu điều kiện trong nước đã sản xuất được hay chưa để miễn thuế nhập khẩu, nên khi không thể phân biệt được rõ ràng 2 nhóm hàng này thì việc thực hiện chính sách miễn thuế nhập khẩu cũng sẽ không thống nhất, dễ dẫn đến thực hiện sai chính sách, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

Hiện nay, việc lập Danh mục miễn thuế trước khi đăng ký tờ khai để được miễn thuế nhập khẩu theo Điều 17 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Điều 30, 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp được lập chung cả 3 nhóm hàng hóa miễn thuế nhập khẩu của khoản 11 Điều 16 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào một Danh mục miễn thuế mà không phải tách rời từng nhóm để lập riêng nên khi áp dụng quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng là “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị” hay “vật tư xây dựng” trong cùng một Danh mục miễn thuế thì thường xảy ra nhiều cách hiểu cá nhân khác nhau khi thực hiện, tùy theo quan điểm tương đối của mỗi người về thế nào là “vật tư xây dựng”, hay thế nào là “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị”.

Trước đây, dù cũng chưa có các khái niệm hoặc tiêu chí rõ ràng để phân biệt giữa “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị” với “vật tư xây dựng” và chính sách thuế vẫn như hiện nay nhưng việc thực hiện miễn thuế lại tương đối dễ dàng, không đánh đố hay dễ tùy tiện, dễ nhầm lẫn. Muốn kiểm tra hàng hóa đó có phải là “Vật tư xây dựng” hay không và trong nước đã sản xuất được hay chưa thì chỉ cần kiểm tra duy nhất một Danh mục là “Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được” ban hành kèm theo các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mặc dù, ngày 30/3/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được, thay thế Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT, tuy nhiên, nội dung vướng mắc được đề cập trong bài viết vẫn chưa được tháo gỡ.

Nên chăng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục xem xét, sửa quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT để thực hiện một cách hợp lý hơn, như trước đây hoặc cần sớm có quy định chính thức để phân biệt thế nào là “vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị” và thế nào là “vật tư xây dựng” để thực hiện.

很赞哦!(4829)