【kèo nhà cái】Microsoft chưa thể lựa chọn được CEO

Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer của hãng phần mềm Microsoft tuyên bố chuẩn bị thôi chức từ cách đây 4 tháng. Tuy nhiên,ưathểlựachọnđượkèo nhà cái đến thời điểm này Microsoft vẫn chưa thể tìm được một vị CEO mới. Đâu là lý do dẫn tới sự bế tắc này?

Tờ Wall Street Journal cho biết, theo một số nguồn tin thân cận, ngay sau khi tuyên bố sắp từ chức của ông Ballmer được công bố, Hội đồng Quản trị của Microsoft đã hy vọng đến khoảng tháng 11 hoặc 12/2013 sẽ tìm được người thay thế ông Ballmer. Tuy nhiên, dự định này đã không trở thành hiện thực, và theo như những gì mà Microsoft công bố, thì hãng này sẽ tìm được CEO mới trong thời gian từ nay tới giữa năm 2014.

Vì sao Microsoft vẫn chưa chọn được sếp mới?

Ông Steve Ballmer (trái) và ông Bill Gates - Ảnh: AP

 

Ông John W. Thompson, người dẫn đầu “công cuộc” tuyển chọn CEO cho Microsoft, nói rằng, Hội đồng Quản trị đang nỗ lực tìm kiếm đúng người cho một nhiệm vụ đầy phức tạp. Tuy nhiên, một số nguồn nội bộ tiết lộ rằng, khả năng xảy ra xung đột trong nội bộ Hội đồng Quản trị mới thực sự là nguyên nhân khiến cuộc tìm CEO của Microsoft lâm vào thế bí.

Nếu Chủ tịch Bill Gates và ông Ballmer tiếp tục nằm trong Hội đồng Quản trị của Microsoft, thì hãng này sẽ nằm trong số những doanh nghiệp “chẳng giống ai”. Dữ liệu của hãng nghiên cứu tiền lương lãnh đạo doanh nghiệp Equilar Inc. cho thấy, trong số các công ty thuộc chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ có 8 công ty có 2 cựu CEO giữ vai trò thành viên Hội đồng Quản trị.

“Không một ai xứng đáng với vị trí CEO lại muốn có hai người tiền nhiệm ngồi trong Hội đồng Quản trị và đánh giá về kết quả công việc của mình cả”, ông Jean-Louis Gassee, một cựu điều hành ở Apple từng có chân trong hội đồng quản trị của nhiều công ty đại chúng, nhận xét.

Microsoft chưa nói rõ liệu cả ông Ballmer và ông Gates - nhà sáng lập và đã từng giữ chức CEO của hãng trong suốt 19 năm - có thôi giữ ghế trong Hội đồng Quản trị hay không. Hồi tháng 11 vừa rồi, cổ đông bỏ phiếu bầu hai nhân vật này là thành viên Hội đồng Quản trị thêm một năm nữa, nhưng họ hoàn toàn có thể thôi chức sớm hơn kỳ hạn.

Nguồn tin thân cận cho hay, ít nhất, một số nhà điều hành ở các công ty khác từng nói chuyện với các thành viên Hội đồng Quản trị Microsoft về chiếc ghế CEO của hãng này đã bày tỏ quan ngại về khả năng vị CEO mới sẽ bị ông Gates và ông Ballmer gây trở ngại trong công việc nếu hai nhân vật này tiếp tục ngồi trong Hội đồng. Các ứng viên bên ngoài “hiểu rằng, một phần của nội dung đàm phán là mức độ tham gia” của ông Ballmer và ông Gates một khi vị CEO mới lên nắm quyền - một nguồn tin nói.

Những gì đã diễn ra ở Microsoft cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một vai trò cho nhà sáng lập hoặc một cựu CEO. Việc đưa các nhân vật này vào Hội đồng Quản trị xem ra là cách tiện lợi nhất, nhưng cũng có thể dẫn tới những cuộc cãi vã nội bộ hoặc “đảo chính”.

Chẳng hạn, cựu CEO Henry McKinnell của hãng dược phẩm Pfizer khi còn đương chức đã có chân trong Hội đồng Quản trị suốt 5 năm trời cùng với người tiền nhiệm của ông. Sau đó, Hội đồng Quản trị Pfizer đã “đạo diễn” để ông McKinnell phải “về hưu non” vào năm 2006, trước 18 tháng so với nhiệm kỳ.

“Thực sự là một ý tưởng tồi nếu ông CEO cũ vẫn ngồi trong hội đồng quản trị”, ông McKinnell nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào cuối tháng 10 vừa rồi. “Anh sẽ không thể thắng nổi”.

CEO Alan Mulally của hãng xe Ford, người nằm trong danh sách các ứng cử viên CEO Microsoft, cũng đã “chung sống” với cách sắp xếp quyền lực tương tự trong nhiều năm. Cựu CEO Bill Ford, thành viên của gia đình sáng lập Ford, hiện vẫn đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm cổ đông chính của hãng.

Các nguồn tin thân cận cũng cho biết, một số ứng viên cho ghế CEO của Microsoft có vẻ đặc biệt không thoải mái với ông Ballmer. Gần đây, ông Ballmer đã đưa ra một số quyết định làm thay đổi chiến lược của công ty và gây ra tranh cãi trong các nhà quản lý và nhà đầu tư của Microsoft.

Chỉ 10 ngày sau khi tuyên bố kế hoạch rút lui khỏi ghế CEO, ông Ballmer ký thỏa thuận 7,4 tỷ USD để mua lại mảng di động của hãng điện thoại Nokia. Thương vụ này “ném” Microsoft vào một lĩnh vực mới và bổ sung thêm 32.000 người vào đội ngũ nhân viên của hãng. Mùa hè vừa rồi, ông Ballmer cũng thực hiện một loạt thay đổi trong tổ chức công ty, dẫn tới những đánh giá trái chiều cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Những người hiểu rõ về ông Ballmer lo là ông sẽ không chịu ngồi yên nếu người kế vị ông muốn phá vỡ những chính sách và chiến lược của ông. Bên cạnh đó, không rõ Hội đồng quản trị của Microsoft, sau khi đã ủng hộ các động thái của ông Ballmer, sẽ phản ứng như thế nào nếu vị CEO mới muốn đảo ngược một số quyết định mà người tiền nhiệm để lại.

Theo nguồn tin thân cận, các thành viên Hội đồng Quản trị Microsoft đã tìm cách kiểm soát một cách tế nhị vai trò của ông Ballmer trong việc tìm kiếm một vị CEO mới. Cả ông Ballmer lẫn ông Gates đều không có “quyền phủ quyết” đối với việc tìm người chèo lái tiếp theo của hãng phần mềm lớn nhất thế giới. Hai ông Ballmer và Gates cùng nhau nắm 8,3% cổ phiếu của Microsoft.

Bản thân ông Ballmer cũng từng đối mặt với thách thức tương tự khi nhận lại ghế CEO từ ông Gates vào năm 2000. Trong mấy năm đầu, mâu thuẫn quyền lực Gates-Ballmer đã làm đình trệ một vài quyết định của Microsoft, dù hai ông đã quen biết nhau kể từ khi ở cùng phòng ký túc xá Đại học Harvard hồi giữa thập niên 1970. Sau đó, Hội đồng Quản trị đã tìm cách giải tỏa căng thẳng giữa hai người.

Bên cạnh đó, ông Gates cũng không phải là “tay vừa”. Những người từng làm việc với ông nói rằng, với tư cách là Chủ tịch và một nhà công nghệ khả kính, ông có thể làm chủ mọi cuộc thảo luận trong Hội đồng Quản trị.

Theo VnEconomy