【kèo mu vs chelsea】Kiểm soát mất cân bằng giới tính
(CMO) Trong những năm trở lại đây, ngành chuyên môn tỉnh thực hiện nhiều giải pháp, đạt kết quả đáng ghi nhận trong kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Cụ thể, năm 2021, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh Cà Mau là 106,9 bé trai/100 bé gái. Kết quả cho thấy, mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh đang dần trở lại mức bình thường.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Cà Mau đã đón hơn 5.100 trẻ chào đời, trong đó có hơn 2.700 bé trai và gần 2.500 bé gái. Qua số liệu có thể thấy, tỷ lệ bé trai, bé gái chênh lệch không nhiều, tuy nhiên, vẫn ở tình trạng mất cân bằng giới tính. Do đó, công tác truyền thông dân số luôn được bệnh viện gắn với chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhằm tăng cường kiểm soát cân bằng giới tính khi sinh.
Kiểm soát cân bằng giới tính khi sinh là việc làm cần thiết, đảm bảo tốt sự phát triển của xã hội trong thời gian tới. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau). |
Bác sĩ CKI Trần Phương Hằng, Phó trưởng khoa Sinh, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Ý thức của một bộ phận người dân có nâng lên, tư tưởng trọng nam khinh nữ đang dần bị mờ nhạt. Ở khoa này có rất nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề, khi chúng tôi tìm hiểu, hỏi thăm xem họ có định sinh thêm hay không thì đa phần họ đều không muốn. Tư tưởng con nào cũng là con được hình thành và họ rất quan tâm về kinh tế, khi sợ sinh thêm thì điều kiện nuôi dưỡng không được đảm bảo. Ðiều này đáng vui mừng”.
Ðể nâng cao nhận thức của người dân, Bệnh viện Sản - Nhi thường xuyên tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục về mối nguy hại của việc phá thai lựa chọn giới tính thai nhi. Ðồng thời, bệnh viện phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, các trạm y tế tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề liên quan đến nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh, hệ luỵ của mất cân bằng giới tính khi sinh cho các viên chức trạm y tế, đại diện các ban, ngành, đoàn thể, cộng tác viên dân số và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các địa bàn khóm, ấp. Ðồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện đề án mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bác sĩ CKII Trương Minh Kiển, Phó giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, nhấn mạnh: “Bệnh viện tuyệt đối không cho thực hiện nạo phá thai chọn lựa giới tính, chỉ phá thai bệnh lý. Bệnh viện sẽ xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm”.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh kéo dài, nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai gần. Ðiều này tác động trực tiếp đến cơ cấu lao động, việc làm, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Dẫn đến mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Thực tế, việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh là việc làm cần có thời gian lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Ðặc biệt là đội ngũ cung cấp dịch vụ y tế và người dân trong việc thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát tốt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu “Ðưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên” theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.
Mục tiêu của Ðề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 và định hướng năm 2030 là tiếp tục duy trì hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại 9 huyện, thành phố và 101 xã, phường, thị trấn. Theo đó, UBND các huyện, TP Cà Mau phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án, ban hành các văn bản quy định về công tác kiểm soát có hiệu quả tỷ số giới tính khi sinh hàng năm ở mức thấp nhất, tiến tới đưa tỷ số này ở mức 105 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2025./.
Kim Cương