Châu Phi dự kiến nhập khoảng 17,ơhộichogạoViệsoi kèo atalanta hôm nay7 triệu tấn gạo, cơ hội cho Việt Nam Tháo điểm nghẽn cho sự bền vững của ngành gạo Gạo Việt thắng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm |
Ảnh minh họa |
Cùng thời điểm này, một số doanh nghiệp XK gạo cho biết, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia đang tăng mạnh nhu cầu mua gạo từ Việt Nam. Một số nhà dự báo thị trường cho rằng, nhiều nước đang có xu hướng tích trữ lương thực để ứng phó với EL Nino.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo đã được quy đổi của cả nước trong năm nay ước đạt 26,347 triệu tấn. Trong đó, quý 1 đạt 10,222 triệu tấn; quý 2 là 5,24 triệu tấn; quý 3 và quý 4 lần lượt là 4,589 và 6,287 triệu tấn. Về nhu cầu tiêu dùng trong nước, quý 1 là gần 4,6 triệu tấn, quý 2 là gần 2,3 triệu tấn, quý 3 là hơn 2,3 triệu tấn và quý 4 là gần 2,8 triệu tấn. Như vậy, tổng lượng gạo phục vụ nhu cầu chế biến sau gạo và xuất khẩu khoảng 9,5 triệu tấn. Đó là chưa kể, để đáp ứng nhu cầu đa dạng ở nội địa, Việt Nam cũng đã nhập khẩu một lượng lớn gạo từ Ấn Độ và Campuchia từ đầu năm đến nay. Theo đánh giá chung, hoạt động sản xuất gạo trong nước đang có diễn biến thuận lợi.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/7, cả nước XK hơn 4,48 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng hơn 17% về lượng và tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch tăng trưởng cao hơn lượng nên trị giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu năm nay cũng cao hơn cùng kỳ 2022. Cụ thể, từ đầu năm đến 15/7, trị giá bình quân đạt hơn 530 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 490 USD/tấn.
Nhìn thẳng thực tế, gạo Việt Nam đang có thuận lợi lớn về thị trường XK. Tuy nhiên, tối ưu hóa thuận lợi này như thế nào phụ thuộc vào hoạt động quản lý, điều hành XK của cơ quan hữu quan và sự nhạy bén của các doanh nghiệp. Điều quan trọng hiện nay, công tác dự báo thị trường thế giới cần được tăng cường và bám sát diễn biến thực tế, không chỉ với nhu cầu tiêu thụ gạo mà tình hình sản xuất lúa gạo, nhu cầu thị trường với các mặt hàng thay thế với gạo cũng cần được đánh giá kỹ càng. Đối với hoạt động kinh doanh trong nước, như yêu cầu từ cơ quan quản lý, công tác dự trữ, hoạt động mua bán lúa gạo cần thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo lợi ích của nông dân và doanh nghiệp XK. Về khía cạnh vốn, thực tế hiện nay, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, XK gạo, các doanh nghiệp đề nghị ngành ngân hàng có “room” tín dụng riêng cho lĩnh vực này.
Lúa gạo là mặt hàng quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta, trong bối cảnh thị trường biến động, các ngành chức năng, doanh nghiệp ngoài việc tận dụng tối đa các lợi thế, cần đảm bảo tính bền vững của ngành hàng như đảm bảo vùng trồng, chú trọng nâng cao chất lượng và thương hiệu, giữ chữ tín với các đối tác, tuân thủ quy định pháp luật và các thông lệ quốc tế.