Năm 2023: Đã giảm,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịkéodàithờihạnquyđịnhcụthểvềhànghoágiảmthuếkqbd cúp c1 gia hạn thuế, phí, lệ phí khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng Thủ tướng chỉ đạo trình chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí trong tháng 5 Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp |
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp ngày 25/5. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả đáng ghi nhận.
Một số chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí có kết quả thực hiện cao, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và đã được Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện trong năm 2023, 2024.
Đồng thời, mặc dù Quốc hội đã cho phép sử dụng nguồn lực lớn với tổng quy mô gần 350 nghìn tỷ đồng để thực hiện Chương trình, tuy nhiên vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn; đóng góp không nhỏ vào quá trình phục hồi và phát triển nền kinh tế sau dịch Covid-19.
Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 cũng nhận xét, nhiều chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời, trong đó chính sách giảm thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) đã góp phần hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.
Tại phiên thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát theo chương trình Kỳ họp thứ 7 vào ngày 25/5, các đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao tính hiệu quả của các chính sách tài khoá như giảm thuế, phí.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) bày tỏ, thành công rất lớn của các chính sách hỗ trợ đã không gây ra những hậu quả về lạm phát, thâm hụt tài khóa và tăng nợ công như nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu.
Về chính sách giảm thuế, đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM) cho rằng, nhóm chính sách thành công mang lại hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế là chính sách giảm thuế GTGT 2%, bởi ngoài việc góp phần kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chính sách giảm này còn góp phần vào tăng thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Do vậy, đại biểu Trần Anh Tuấn đề nghị chính sách giảm thuế GTGT 2% cần tiếp tục được kéo dài trong thời gian tới.
Thậm chí, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho hay, nhiều ý kiến đề nghị giảm thêm vài tháng sang năm 2025, bởi đây là thời điểm "giáp hạt" đối với doanh nghiệp. Đại biểu cho rằng, bài học rút ra sau khi thực hiện Nghị quyết 43 là tập trung vào tính khả thi và chọn thời điểm. Hơn nữa, nếu gặp tình huống cần chính sách hỗ trợ, việc đầu tiên cần nghĩ đến là giảm thuế, thậm chí có thể cân nhắc việc giảm thuế mức lớn hơn và cần tập trung vào một số ngành rất cụ thể.
Hiện Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT 2%, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản… Dự kiến thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Tuy nhiên, để chính sách giảm thuế GTGT được hiệu quả hơn, cùng với việc kéo dài thêm thời hạn như đề xuất của Chính phủ, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có quy định cụ thể về hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế để tránh “lúng túng” trong thực thi.
Theo đại biểu Bế Minh Đức (đoàn Cao Bằng), Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết 43 được kỳ vọng là chính sách hỗ trợ thiết thực cho cả doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp giảm thuế suất thuế GTGT không áp dụng chung cho tất cả hàng hóa, dịch vụ, nên với những hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện miễn giảm, nhiều doanh nghiệp tra cứu phụ lục của Nghị định nhưng vẫn không dám khẳng định hàng hóa của mình thuộc diện giảm nào. Do đó, đại biểu Bế Minh Đức đề nghị các bộ, ngành xác định cụ thể mã ngành được giảm, không được giảm để thuận lợi triển khai thực hiện.
Cùng với những vấn đề trên, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, bối cảnh kinh tế-xã hội giai đoạn 2024-2025 có vai trò quan trọng để hoàn thành việc phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2021-2025, nên cần tiếp tục các chính sách nhằm kích thích tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí, hỗ trợ doanh nghiệp để kích cầu.