您现在的位置是:Empire777 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá v】Sẵn sàng cho mùa vải bội thu

Empire7772025-01-10 18:55:29【Nhận Định Bóng Đá】0人已围观

简介Hiện nay, bà con nông dân hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đang bước vào vụ thu hoạch vải chín sớm và kết quả bóng đá v

Hiện nay,ẵnsàngchomùavảibộkết quả bóng đá v bà con nông dân hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đang bước vào vụ thu hoạch vải chín sớm và hứa hẹn một mùa vải bội thu. Niên vụ vải năm nay, sản lượng dự kiến hàng trăm nghìn tấn, vì vậy các địa phương đã và đang tập trung triển khai các giải pháp như: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng tiêu thụ với đối tác trong và ngoài nước... nhằm bảo đảm tiêu thụ vải cho nhân dân được thuận lợi.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 54 nghìn ha trồng vải, sản lượng dự kiến khoảng 310.000 tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở Hải Dương và Bắc Giang, với diện tích hơn 37.000ha, sản lượng hơn 240.000 tấn.

Vải chín sớm tiêu thụ tốt

Những ngày này, bà con nông dân hai vùng trồng vải lớn ở phía bắc là Hải Dương, Bắc Giang đang tất bật thu hoạch vải chín sớm để bán cho thương lái và các đối tác xuất khẩu. Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương Vũ Việt Anh, trên địa bàn tỉnh có diện tích trồng vải gần 9.000ha, sản lượng đạt khoảng 61.000 tấn. Trà vải sớm với diện tích 2.750ha đã cho thu hoạch từ ngày 5/5, đến nay đang thu hoạch rộ, đạt gần 50% và dự kiến kết thúc vào trung tuần tháng 6. Trà vải chính vụ khoảng 6.200ha, sản lượng khoảng hơn 25.000 tấn, dự kiến thu hoạch từ 15/6 đến đầu tháng 7.

Trên địa bàn huyện Thanh Hà, vụ vải năm 2022 hứa hẹn bội thu với sản lượng, chất lượng vượt trội so với các năm trước. Toàn huyện đang duy trì sản xuất 3.300ha, trong đó, diện tích vải được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP ngày càng được mở rộng qua các năm, đáp ứng chất lượng vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU… cũng như nhu cầu chế biến xuất khẩu. Qua thống kê, đến hết ngày 2/6, nhân dân huyện Thanh Hà đã thu hoạch và tiêu thụ được hơn 10.000 tấn. Ðiều đáng mừng là vụ vải năm nay, việc xuất khẩu vải thiều sang các thị trường Mỹ, Australia, Nhật Bản… theo các hợp đồng ký kết đều diễn ra thuận lợi.

Bà Lê Thị Lợi (thôn Phúc Giới, xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà) hồ hởi nói với chúng tôi: "Vải thiều Thanh Hà năm nay tiêu thụ rất thuận lợi, rất nhiều thương lái về ký kết thu mua cả vườn từ trước khi vải được thu hoạch với giá dao động từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg. Ðặc biệt, vải chín sớm đầu vụ bà con bán với giá từ 80.000 đến 100.000 đồng/kg. Thời điểm này đang thu hoạch rộ trà vải sớm và do chất lượng, mẫu mã quả đẹp, vải bẻ đến đâu được thương lái thu mua đến đó nên nhân dân rất phấn khởi. Hiện nay, gia đình tôi đang trồng 10 sào vải theo tiêu chuẩn VietGAP, dự kiến cho thu 5 đến 6 tấn quả. Trong đó, trà vải sớm gồm các giống: u hồng, u trứng… cho thu khoảng 3,5 tấn quả. Với giá bán cao hơn năm trước khoảng 5.000 đồng/kg, năm nay gia đình tôi ước thu khoảng 150 đến 170 triệu đồng".

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, năm 2022 do thời tiết khá thuận lợi nên cây vải ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ cao, được mùa. Với diện tích trồng vải 28.300ha, sản lượng dự kiến năm nay của tỉnh đạt khoảng 180.000 tấn. Ðến ngày 1/6, nhân dân trên địa bàn đã thu hoạch được hơn 8.600 tấn vải chín sớm. Nhằm bảo đảm cho việc tiêu thụ vải được thuận lợi, UBND tỉnh Bắc Giang đã thành lập tổ chỉ đạo sản xuất vải xuất khẩu để hướng dẫn, giám sát nông dân thực hiện đúng quy trình và yêu cầu của thị trường; đồng thời chỉ đạo các huyện trọng điểm sản xuất vải xuất khẩu rà soát tất cả mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để phục vụ vụ vải năm 2022. Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông sản sạch Tiến Phát (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn) Nguyễn Văn Cường chia sẻ: "Hợp tác xã có hơn 10ha trồng vải, dự kiến sản lượng khoảng 100 đến 120 tấn. Hiện nay, một số diện tích trồng vải sớm đã cho thu hoạch với giá bán khá cao từ 17.000 đến 27.000 đồng/kg".

Sẵn sàng cho mùa vải bội thu -0

Người dân xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà (Hải Dương) thu hoạch vải

Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm

Mặc dù vậy, việc tiêu thụ vải năm nay ở Bắc Giang được nhận định vẫn gặp những khó khăn do các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm vải xuất khẩu đối với nông dân hạn chế; chưa có giải pháp tối ưu bảo quản vải trong thời gian dài; công nghệ bảo quản chủ yếu là ướp lạnh tạm thời. Chi phí vận hành dây chuyền công nghệ bảo quản, xông hơi khử trùng, vận chuyển để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn cao.

Theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông sản sạch Tiến Phát Nguyễn Văn Cường, việc tiêu thụ vải cũng gặp chút khó khăn do việc ký kết xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chậm bởi việc thông quan qua cửa khẩu vẫn hạn chế. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cũng đã liên hệ với các thương nhân, đối tác xuất khẩu vải đi châu Âu, châu Á nhưng chưa cụ thể nên chưa chốt được đơn hàng. Trong khi đó, vải tươi chỉ thu hoạch trong thời gian ngắn, nếu việc tiêu thụ không được thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả cũng như giá bán. Ðể chủ động với kịch bản xấu là không tiêu thụ được, hợp tác xã và các thành viên xây dựng dự phòng các lò sấy để sấy vải thành sản phẩm khô.

Ðể bảo đảm việc tiêu thụ vải diễn ra thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, thương nhân đến giám sát, thu mua, tiêu thụ vải, nhất là các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài. Mặt khác, tỉnh chủ trương tiếp tục duy trì các tổ công tác hỗ trợ tiếp nhận các đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân để tư vấn và định hướng lựa chọn thu mua sản phẩm phù hợp với các phân khúc, nhu cầu thị trường tiêu thụ; chuẩn bị địa điểm để đón tiếp các thương nhân, doanh nghiệp, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm, khảo sát, tìm hiểu vùng sản xuất để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thu mua, tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn; tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều như: Chuẩn bị đủ nguồn vốn, tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn, gửi tiền, chuyển tiền cho lưu thông, mua bán, xuất khẩu vải thiều…

Năm 2021, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã được cấp 9 mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, 9 mã xuất khẩu đi Nhật Bản và 9 mã xuất khẩu sang Thái Lan… Bên cạnh đó, huyện cũng được cấp 48 mã số cơ sở đủ tiêu chuẩn, điều kiện đóng gói xuất khẩu. Tỉnh Hải Dương đang tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm quả vải trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang mạng xã hội…

Trong đó, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải và các sản phẩm nông sản tiêu biểu có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử; tổ chức gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp và 60 doanh nghiệp Nhật Bản để tìm đầu ra cho sản phẩm vải; tổ chức tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội nhằm giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng; tổ chức các đoàn giao thương xúc tiến thương mại sản phẩm vải thiều tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết, tỉnh luôn quan tâm thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết nối giao thương để hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. Những năm qua, thông qua hoạt động này, việc tiêu thụ vải thiều Thanh Hà nói riêng và các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

很赞哦!(51324)