【giao hữu quốc tế u19】Bốn thách thức đối với ASEAN tuổi 50
Thách thức đầu tiên là vai trò của Mỹ đối với trật tự khu vực và toàn cầu. Trong 70 năm qua,ốntháchthứcđốivớiASEANtuổgiao hữu quốc tế u19 Mỹ đã trở thành nền tảng của sự ổn định và thịnh vượng kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, chính quyền mới của Mỹ nhiều khả năng sẽ chấm dứt mọi thứ đã rất quen thuộc với khu vực. Kể từ khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã không thực hiện bất kỳ tuyên bố chính sách nào đối với khu vực Đông Nam Á, chứ chưa nói đến mối quan hệ Mỹ-ASEAN. Đây cũng là lý do khiến ngoại trưởng các nước ASEAN đang “lúng túng” bởi sự thiếu định hướng chính sách của Nhà Trắng đối với khu vực này.
Kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, Mỹ đã luôn nỗ lực để đảm bảo với các nhà lãnh đạo ASEAN về sự tiếp tục can dự và cam kết của Mỹ đối với khu vực mặc dù cách tiếp cận chính sách của các chính quyền vẫn có sự khác biệt. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong 3 thập kỷ, ASEAN bị “mù mờ” về xu hướng ngoại giao của Mỹ. Các nhà lãnh đạo ASEAN đang không rõ liệu Chính quyền Trump có tiếp tục chính sách “xoay trục” mà chính quyền tiền nhiệm theo đuổi hay không mặc dù chính sách đó chưa có những đóng góp thiết thực cho khu vực trong 8 năm qua.
Tại cuộc họp không chính thức vừa qua, các ngoại trưởng ASEAN đã nhất trí với đề nghị của Malaysia – nước điều phối quan hệ Mỹ-ASEAN - kêu gọi tổ chức một cuộc họp đặc biệt với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson để thảo luận về quan hệ tương lai của hai bên vào thời điểm sớm nhất có thể. Dưới sự chủ trì của Philippines - nước giữ vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2017, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao lần thứ 30 vào cuối tháng Tư tới và muốn sớm hình thành chiến lược chung để có thể đáp ứng được với chính sách của Mỹ.
Thách thức thứ hai là vai trò lãnh đạo của Philippines sẽ liên quan chặt chẽ đến những tiến triển của mối quan hệ ASEAN-Mỹ. Thực tế cho thấy Manila đã nỗ lực để đảm bảo Tổng thống Trump sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 12 và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ lần thứ 5 vào cuối năm nay.
Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines đã từ bỏ chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc và chuyển sang xu hướng đối thoại. Đồng thời, ông Duterte đã nhiều lần khiến đồng minh Mỹ không hài lòng với những chỉ trích và đe dọa hạ cấp quan hệ quốc phòng với Washington. Câu hỏi được đặt ra là liệu Philippines có đủ vững vàng để dẫn dắt ASEAN và duy trì vai trò trung tâm của tổ chức này trong việc can dự với hai siêu cường.
Thách thức thứ ba là ASEAN phải vượt qua những phản ứng dữ dội chống toàn cầu hóa ở các nước phương Tây. Nếu phong trào “nước Mỹ trên hết” và sự nổi lên của nền chính trị dân túy ở châu Âu lan đến Đông Nam Á thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hội nhập kinh tế của ASEAN. Do đó, ASEAN phải tiếp tục kiên quyết trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa 10 quốc gia thành viên theo kế hoạch hành động Tầm nhìn ASEAN 2025. Hợp tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN cần phải được tăng tốc bởi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ở trong tình trạng “hôn mê” sau sự rút lui của Mỹ.
Cuối cùng, để vượt qua tất cả những bất trắc, ASEAN phải bảo vệ vai trò trung tâm của tổ chức này bằng mọi giá. Không thể phủ nhận rằng khi các thành viên ASEAN có sức mạnh kinh tế và chính trị lớn hơn, thì sẽ ngày càng khó khăn hơn cho ASEAN để gắn kết hoặc xây dựng một quan điểm chung. Tuy nhiên, như đã ghi nhận từ trước tới nay, vào những thời điểm gặp khó khăn nhất, các ưu khuyết điểm của mỗi quốc gia thành viên sẽ được dung hòa theo cơ chế ra quyết định của ASEAN, vốn được đánh giá là vận hành tốt trong 50 năm tồn tại và phát triển.