Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM),ạcLiuTriểtài 2.25 là sao Sở Xây dựng đã kết hợp với Viện Kinh tế xây dựng tổ chức và triển khai mô hình này trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ số (CNS) trong một số lĩnh vực của ngành Xây dựng đã được triển khai, từng bước góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quản lý, điều hành sản xuất, cung cấp dịch vụ công cho người dân. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNS trong ngành còn nhiều hạn chế do chưa xây dựng được hệ thống Cơ sở dữ liệu số đảm bảo tính liên thông đa mục tiêu làm cơ sở phát triển các công cụ kỹ thuật số, chưa xác định được nền tảng cốt lõi cho việc ứng dụng các CNS và đặc biệt là thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy việc ứng dụng.
Viện Kinh tế xây dựng triển khai mô hình BIM tại Bạc Liêu. Ảnh: K.T
Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định: Mô hình BIM là nhân tố then chốt của cuộc cách mạng 4.0 đối với ngành Xây dựng. Hiện nay, vẫn còn có nhiều định nghĩa về BIM khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, BIM có thể hiểu là “việc sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin để số hóa các thông tin của công trình thông qua mô hình không gian 3 chiều (3D), nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công, quản lý vận hành công trình”. Đây chính là công cụ chính để cụ thể hóa nhiệm vụ số hóa của ngành Xây dựng, triển khai quản lý xây dựng thông minh và là nhân tố chủ chốt để quản lý hạ tầng kỹ thuật thông minh cũng như quản lý và phát triển đô thị thông minh.
Nhận biết được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng BIM trong hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm sử dụng BIM. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành lộ trình áp dụng BIM tại Quyết định 258 và đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn nữa của BIM trong hoạt động xây dựng ở nước ta. Quyết định đã nêu rõ, các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án mới sử dụng vốn ngân sách bắt buộc áp dụng BIM từ năm 2023 và từ năm 2025 với các công trình cấp II.
KIM TRUNG