您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1
【lorient vs psg】Kinh tế toàn cầu năm 2024 đối mặt với “sóng to gió lớn”
Empire7772025-01-11 12:01:42【Cúp C1】9人已围观
简介Kinh tế toàn cầu năm 2023: Một năm đầy biến động? Các kịch bản cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 Quỹ lorient vs psg
Kinh tế toàn cầu năm 2023: Một năm đầy biến động?ếtoàncầunămđốimặtvớisóngtogiólớlorient vs psg Các kịch bản cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 Quỹ Tiền tệ Quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 |
Năm 2024, kinh tế toàn cầu được cho sẽ đón nhận những bước ngoặt lớn. Về tổng thể, 2024 sẽ là năm chuyển từ tình trạng tăng sang giảm. Về phát triển, 2024 sẽ là năm then chốt để nền kinh tế thoát khỏi đình trệ do lạm phát, dư chấn của cú sốc nguồn cung sẽ đè nặng lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Về chính sách, 2024 sẽ là năm mà môi trường tiền tệ chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng, các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu sẽ từng bước chuyển từ trạng thái tăng sang giảm lãi suất, mặc dù tiến trình toàn cầu hóa vẫn chịu sự tác động, nhưng sự cải thiện của chuỗi cung ứng và sự thông suốt của quá trình chuyển giao tự do giữa các yếu tố sản xuất sẽ giúp tăng trưởng thương mại dần phục hồi.
Về sản xuất công nghiệp, 2024 sẽ là năm cái mới thay thế cho cái cũ, cách mạng công nghiệp do công nghệ mới mang lại sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Về thị trường, 2024 sẽ là năm mức độ chấp nhận rủi ro dần quay trở lại, tốc độ quay vòng của các tài sản quy mô lớn tăng nhanh.
2024 là năm “sóng to gió lớn”
Theo giới chuyên gia, 2024 là năm “sóng to gió lớn”, lựa chọn có lý trí để chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm cái có lợi và né tránh rủi ro trong các hoạt động kinh tế, tài chính luôn phải duy trì tâm thế tích cực thận trọng. Một mặt, cần phải nhìn nhận một cách thận trọng về việc nền kinh tế toàn cầu vẫn đang giảm tốc, phải ứng phó với các thách thức như cơ cấu kinh tế phân hóa ngày càng gay gắt và sự phân mảnh của toàn cầu hóa, cũng như đối diện với cục diện khó đoán định tăng lên. Mặt khác, cần phải tích cực nắm bắt cơ hội tái thiết trật tự kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế khu vực, tích cực hòa vào dòng chảy thời đại của việc chuyển đổi mô hình kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới được ước tính sẽ chậm hơn vào năm 2024 |
Kinh tế toàn cầu năm 2024 có thể từng bước thoát khỏi vũng lầy trì trệ và lạm phát, đồng thời thể hiện rõ 2 đặc trưng lớn: “Tăng trưởng chậm lại và nhạy cảm cao”.
Trước tiên, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ở giai đoạn phục hồi sau khi hứng chịu cú sốc dịch bệnh và rủi ro địa chính trị, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế tổng thể dự kiến sẽ chậm lại, ước tính tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2024 sẽ thu hẹp từ mức khoảng 3% trong năm 2023 xuống còn 2,8%. Có 4 nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm.
Thứ nhất,“hiệu ứng sẹo” (tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế, tâm lý con người và các phương diện khác) của cú sốc nguồn cung vẫn chưa biến mất, các tác động ngoại sinh khiến cho hoạt động kinh tế chưa thể phục hồi hoàn toàn. Vấn đề già hóa dân số của các nền kinh tế chủ chốt rất nổi cộm, lực lượng lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng trưởng tiềm năng chậm lại. “Hiệu ứng tích lũy” do các ngân hàng trung ương chủ chốt trên toàn cầu tiếp tục tăng lãi suất sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong năm 2024. Mặc dù điều kiện thương mại toàn cầu trong năm 2024 sẽ được cải thiện hơn nữa gắn liền với chuỗi cung ứng toàn cầu phục hồi, nhưng một loạt rủi ro địa chính trị như cuộc chiến Nga-Ukraine và xung đột Israel-Hamas sẽ làm cho tăng trưởng thương mại toàn cầu chưa thể ngay lập tức trở lại mức bình thường.
Thứ hai,môi trường kinh tế toàn cầu sẽ nhạy cảm cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 chậm lại chắc chắn sẽ kèm theo cuộc cạnh tranh lợi ích ngày càng gay gắt, cộng thêm ảnh hưởng của biến động địa chính trị nên kinh tế toàn cầu sẽ dễ hứng chịu những cú sốc.
Ngoài ra, sự thay đổi sắc thái của nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ diễn ra đồng thời. Trong quá trình thay đổi giữa động lực tăng trưởng cũ và mới, rủi ro và cơ hội của kinh tế toàn cầu cùng tồn tại.
Các nhân tố rủi ro luôn tồn tại. Dưới tác động liên tiếp của 3 rủi ro lớn là hậu đại dịch Covid-19, tăng lãi suất và địa chính trị, sự méo mó của cơ cấu nợ ở một số nước trên thế giới diễn ra ngày càng nghiêm trọng, năm 2024 dự kiến toàn cầu sẽ có hơn 30% các nước tiếp tục đối diện với sự đe dọa của rủi ro nợ. Đồng thời, một số nước thị trường mới nổi sẽ cùng lúc đối diện với các thách thức mang tính kết cấu đến từ thị trường lao động, bao gồm các vấn đề mất cân bằng lao động như dân số già hóa, thiếu hụt kỹ năng và tỷ lệ thất nghiệp tăng…, điều này có thể tạo thành rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Theo Liên Hợp Quốc, những rủi ro đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2024 là thương mại suy yếu, chi phí vay cao, nợ công tăng cao và căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Trong khi nhiều thể chế tài chính quốc tế cũng nhận định, diễn biến và hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine, nguy cơ xung đột giữa Israel và Hamas lan rộng tại Trung Đông cũng như tình trạng bất ổn ở Biển Đỏ hay biến đổi khí hậu… sẽ là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu.
Ông Ajay Banga, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết: “Có quá nhiều điều đang diễn ra trên khắp thế giới, biến động địa chính trị, các cuộc xung đột. Tất cả những điều này đều đang tác động nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu và quá trình hồi phục. Những thách thức lớn này đòi hỏi các nền kinh tế cần chủ động có những phương án ứng phó phù hợp, linh hoạt để tránh các kịch bản xấu”.
Mỹ và châu Âu trong “tâm chấn” suy giảm
Năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Mỹ và châu Âu có thể chạm đỉnh sau đó suy giảm, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi vẫn phải đối mặt với những thách thức địa chính trị. Từ nửa cuối năm 2023 đến nay, tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng thực tế của Mỹ và tốc độ tăng trưởng doanh số bán nhà mới đã chạm đỉnh và đang chậm lại, điều này có liên quan đến sự suy giảm tiếp tục trong thặng dư tiết kiệm vượt mức của các hộ gia đình Mỹ.
Diễn biến khó lường của các cuộc xung đột địa chính trị là thách thức mà cả thế giới phải cảnh giác trong năm 2024 |
Năm 2024, có nhiều khả năng nền kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chạm đỉnh và dần suy giảm giống Mỹ. Trước tiên, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong ngành dịch vụ của Eurozone liên tục suy giảm trong nửa cuối năm 2023. Tiếp theo, phần lớn các nước Eurozone là những nước có phúc lợi cao, số người độ tuổi lao động nghiêm trọng hơn Mỹ, điều này làm cho sự gắn kết của tiền lương đối với các loại dịch vụ tương đối mạnh, Ngân hàng trung ương châu Âu có thể sẽ hy sinh tăng trưởng kinh tế nhiều hơn để đổi lấy việc hạ thấp lạm phát.
Đồng thời, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng địa chính trị trong năm 2024 đối với nền kinh tế châu Âu vẫn có tính khó đoán định.
Tại Đức, do tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine đối với hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp Đức vẫn tiếp diễn, làm cho nền kinh tế nước này tăng trưởng âm 3 quý liên tiếp. Hiệu ứng lan tỏa từ việc nền kinh tế Đức bị thu hẹp đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi sản xuất và tỷ giá hối đoái của Eurozone. Nhìn chung, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP của Eurozone trong năm 2024 ở mức khoảng 1,1%.
Theo báo cáo “Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng 2024” của Liên Hợp Quốc tốc độ tăng trưởng năm nay theo khu vực, Mỹ được điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm lên 1,4% so với báo cáo trước đó. Trong khi, tốc độ tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU) bị hạ 0,3 điểm phần trăm xuống còn 1,2%; Anh cũng giảm 0,7 điểm phần trăm xuống còn 0,4%.
Giám đốc Bộ phận Chính sách và Phân tích Kinh tế của Liên Hợp Quốc Shantanu Mukherjee cho biết, những lo ngại về nguy cơ suy thoái năm 2023 đã được ngăn chặn chủ yếu nhờ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, kiểm soát được lạm phát mà không làm giảm tốc tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông Mukherjee cho rằng, kinh tế toàn cầu chưa ra khỏi vùng nguy hiểm, khi lãi suất rất cao trong thời gian dài và có nguy cơ về các cú sốc giá cả.
很赞哦!(35)
相关文章
- Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- Mở rộng xuất khẩu cá ngừ sang Nga
- Công ty Nông sản Tân Tiến vi phạm phòng cháy chữa cháy
- Vingroup tham dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế sáng tạo Superverse 2022
- Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- Chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc có gì khiến phóng viên Hàn Quốc ‘phải lòng’?
- Xu hướng xanh hóa bao bì sản xuất trong ngành thực phẩm
- Công viên giải trí: ‘Bí kíp’ thành công của các đại đô thị quốc tế
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Người dùng cảnh giác trước hàng loạt fanpage quảng cáo sai công dụng sản phẩm Cao Việt Hoàng
热门文章
站长推荐
PM offers incense in tribute to late government leaders
Công thức 3 món rau xanh “cực cuốn” với xốt mè rang cho ngày oi bức
Xanh SM Platform cam kết chia sẻ doanh thu tới 80% trong 3 năm đầu để hỗ trợ đối tác tài xế
WHO và các nước cùng quan điểm cần phải quản lý chặt thuốc lá làm nóng
Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
Lập hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng phù hợp quy chuẩn
Bộ Công Thương gia hạn thời hạn điều tra áp dụng chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực
EU là điểm sáng của thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam
友情链接
- Vietnamese, Lao PMs co
- Việt Nam always views RoK as important, long
- Việt Nam always views RoK as important, long
- Foreign ministry asked to optimise opportunities for national development
- PM Chính and former Japanese leader Suga discuss bilateral ties
- Meeting reviews Việt Nam’s participation in ASEAN in 2022
- PM Chính inspects key transport infrastructure projects in Mekong Delta region
- Foreign minister details six priorities of diplomatic sector in 2023
- UNDP pledges to support Việt Nam in green energy transition
- Top Chinese leader sends thank