Nhạc sĩ Phạm Tuyên |
Những ngày hòa bình,ămcakhúcNhưcóBáctrongngàyđạithắkqbd oman lên Đông Bắc nhạc sĩ Phạm Tuyên viết “Bài ca người thợ mỏ”và “Những ngôi sao ca đêm”. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nhạc Phạm Tuyên cho ra đời những ca khúc vừa mạnh mẽ, giai điệu vừa hùng tráng, vừa trử tình. Vào tuyến lửa Quảng Bình ông viết “Quảng Bình chiến thắng”, “Bám biển quê hương”, “Đêm Cha Lo”. Đi dọc đường Trường Sơn huyền thoại ông viết “Yêu biết mấy những con đường”. Trở về Hà Tây quê lụa, quê hương của chiếc gậy Trường Sơn, ông viết “Chiếc gậy Trường Sơn”,một bài ca thúc giục hàng triệu thanh niên miền Bắc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Vào Thanh Hóa, ông viết “Bài ca tuổi trẻ Nam Ngạn anh hùng”. Hướng về miền Nam anh dũng kiên cường, ông viết “Những cánh chim Hồng Gấm”,“Tiếng hát những đêm không ngủ”. Chia sẻ với phong trào âm nhạc chống chiến tranh ở Mỹ ông viết “Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ”. Bộ ba ca khúc “Màu cờ tôi yêu”,“Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”, “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”đã đưa nhiều thế hệ đến với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Sau ngày thống nhất đất nước, Phạm Tuyên tiếp tục thành công trong những giai điệu ca ngợi cuộc sống thanh bình, bài ca lao động như “Gửi nắng cho em”(thơ Bùi Văn Dung), “Con kênh ta đào”(thơ Bùi Văn Dung), “Màu cờ tôi yêu”(thơ Diệp Minh Tuyền). Ngay sau đêm đầu tiên xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, Phạm Tuyên đã có bản hành khúc “Chiến đấu vì độc lập tự do”. Tiếp đó là giai điệu “Một đóa hồng chiêm”thơm ngát vùng biên giới đông bắc Tổ quốc...
Thân hữu đến chia vui với nhạc sĩ Phạm Tuyên tại nhà riêng nhân dịp ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ảnh: Tuấn Anh |
Sau ngày Bác Hồ ra đi, ông viết “Từ làng Sen”, “Việt Bắc nhớ Bác Hồ,Suối Lê-nin”(thơ Trần Văn Loa). Trưa ngày 30/4/1975, giải phóng Sài Gòn, Phạm Tuyên nghĩ rằng chính giây phút thiêng liêng này của dân tộc, Bác vẫn hiện diện giữa triệu triệu trái tim Việt Nam. Bài đồng ca “Như có Bác trong ngày đại thắng”đã được ông viết rất nhanh và ngay lập tức được thu thanh tại Đài tiếng nói Việt Nam, rồi được phát ngay trên làn sóng điện vào lúc 17 giờ ngày 30/4/1975 sau bản tin thông báo với toàn thế giới Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất sau 30 năm kiên cường đấu tranh.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: Lúc sáng tác bài “Như có Bác trong ngày đại thắng” tôi cũng không ngờ bài hát lại có sức lan tỏa rộng như thế, còn vượt ra khỏi biên giới Việt Nam”.
Gặp tôi ở Huế khi ông là khách mời dự lễ kỷ niệm 35 năm Ngày Giải phóng Huế, nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: Anh em nhạc sĩ Hà Nội-Huế-Sài Gòn hội ngộ, đang tưng bừng ca hát thì có một đoàn khách Nhật Bản tình cờ gặp và xin tham gia. Đoàn khách du lịch ấy có vài ba người biết chơi guitar, họ chỉ xin hát đúng 2 bài, bài đầu tiên là dân ca Nhật Bản rất nổi tiếng “Hoa Anh Đào”,bài thứ hai chính là “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Bất ngờ hơn là họ lại hát bằng tiếng Nhật – khiến ông ngỡ ngàng, xúc động. “Khi các bạn hát bài của tôi, họ hát bằng tiếng Nhật cho nên ở dưới các nhạc sĩ chỉ biết vỗ tay theo nhưng đến đoạn điệp khúc “Việt Nam Hồ Chí Minh” không ai bảo ai, tất cả đều đồng thanh hát tiếng Việt - nhạc sĩ Phạm Tuyên kể.