【ket qua bong da bỉ】TPHCM cạn kiệt thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư

Thông tin trên được ông Nguyễn Hải Nam,ạnkiệtthuốcphóngxạchẩnđoánungthưket qua bong da bỉ Phó chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM đưa ra tại họp báo kinh tế - xã hội chiều 1/8.

Theo ông Nam, dược chất phóng xạ 18F-FDG được sử dụng trong máy chụp PET-CT để chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân ung thư. TPHCM hiện có 3 bệnh viện cần sử dụng dược chất này là Chợ Rẫy, Ung bướu và Quân y 175.

chup petct 1224.jpg
Hệ thống Cyclotron sản xuất thuốc phóng xạ của Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có thể cung cấp nhỏ giọt cho các bệnh viện. Ảnh: L.G

“Dược chất phóng xạ có thời gian bám huỷ rất ngắn nên việc vận chuyển thuốc từ nơi xa về thành phố là không khả thi, chỉ có thể lấy từ nguồn sản xuất tại chỗ. Nhưng hiện tại, lò sản xuất thuốc phóng xạ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ cung cấp nhỏ giọt do hệ thống đã cũ, vận hành gần 15 năm, thường xuyên trục trặc phải bảo trì. Một lò khác của chi nhánh Công ty cổ phần y học Rạng Đông được Bộ Y tế cấp phép nhưng chưa hoạt động” - ông Nam nói.

Điều này đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt thuốc phóng xạ cho các bệnh viện. Đơn cử Bệnh viện Ung bướu TPHCM có 2 máy PET-CT, công suất tối đa chụp được 60 ca/ngày. Nhưng do chỉ có một số lượng phóng xạ nhỏ giọt được chuyển nhượng từ Bệnh viện Chợ Rẫy nên mỗi tuần, bệnh viện chỉ chạy máy 3 ngày, mỗi lần chụp được 7-9 ca.

“Bệnh nhân ung thư buộc phải chờ đợi nhiều ngày mới được chụp chiếu. Nhiều người phải đến các tỉnh thành khác như Huế, Hà Nội, thậm chí ra nước ngoài để chụp PET-CT” - ông Nam nêu thực tế.

Trước mắt, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tiếp tục nhận thuốc phóng xạ chuyển nhượng của Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời bác sĩ điều trị có thể thực hiện một số chỉ định thay thế như chụp MRI, CT-Scan để giảm chụp PET-CT.

Sở Y tế cũng đã kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các thủ tục để hệ thống sản xuất thuốc phóng xạ của chi nhánh Công ty cổ phần y học Rạng Đông được đưa vào hoạt động. Hệ thống này đang đặt tại Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (TP Thủ Đức), được Bộ Y tế cấp phép năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể sản xuất thuốc được do nhiều vướng mắc về pháp lý.

Ông Nguyễn Hải Nam cho biết, với lượng bệnh nhân TPHCM và bệnh nhân ngoại tỉnh hiện nay, cần phải có thêm 1 - 2 hệ thống Cyclotron sản xuất dược chất phóng xạ mới đủ cung cấp cho các đơn vị, đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.

PET-CT là kỹ thuật chẩn đoán cao cấp, giúp thấy được hình ảnh cũng như hoạt động chuyển hóa của khối bướu trong cơ thể bệnh nhân. Chụp PET-CT còn giúp rà soát toàn bộ cơ thể người bệnh để tìm các tổn thương di căn, từ đó xác định chính xác giai đoạn ung thư để điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả tối ưu.
2 bệnh nhân nặng được đưa từ Trường Sa về TPHCM bằng trực thăng

2 bệnh nhân nặng được đưa từ Trường Sa về TPHCM bằng trực thăng

Một người bị tổn thương thận cấp và một người sốc mất máu do gãy xương đùi được cấp cứu tại 2 đảo của quần đảo Trường Sa. Cả 2 sau đó được đưa về Bệnh viện Quân y 175 bằng trực thăng để kịp thời chữa trị.