【ket quá bóng đá】Chuẩn bị cho cuộc sống 'chuẩn 5 sao' trong nhà dưỡng lão

Sống trong nhà dưỡng lão

Ông Lưu Văn Kỳ,ẩnbịchocuộcsốngchuẩnsaotrongnhàdưỡnglãket quá bóng đá 80 tuổi ở huyện Bình Chánh, TP.HCM bàn với con trai về việc sẽ chuyển đến ở nhà dưỡng lão trong thời gian tới. Ông nói: “Tôi có tuổi rồi, ở nhà không làm được gì nữa. Dăm bữa, nửa tháng lại đau ốm, vào viện thuốc thang đủ kiểu, khổ cả mình lẫn con cháu. Chi bằng vào viện dưỡng lão có đội ngũ chuyên chăm sóc, không ảnh hưởng đến ai. Các con yên tâm lo công việc, còn bản thân chẳng phải e dè, ngại phiền phức. Như vậy là vẹn cả đôi đường”.

Anh Lưu Văn Quyết, con trai của ông Kỳ cũng ủng hộ quyết định của bố. Anh chủ động tìm hiểu, đưa các thông tin về những viện dưỡng lão chất lượng cho bố tự chọn.

“Thời đại bây giờ đã khác, cần nhìn thoáng hơn về chuyện nhà dưỡng lão. Không phải cứ phải ở cùng với cha mẹ thì mới gọi là làm tròn đạo hiếu. Cho dù đã để bố tôi không thiếu gì về vật chất khi ở nhà, nhưng ông cụ lại thiếu tinh thần. Các con cháu đi làm, đi học cả ngày, tối về cũng chỉ có một khoảng thời gian ngắn, hơn nữa mỗi thế hệ mỗi khác, khó có tiếng nói chung.  Hiện nay, có nhiều viện dưỡng lão tư nhân chất lượng. Gia đình tôi đã tìm hiểu để tìm cho bố tôi một viện dưỡng lão tốt và phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép”, anh Quyết chia sẻ.

{ keywords}
Nhiều viện dưỡng lão có không gian thoáng đãng.

Theo thống kê mới nhất, trong số 425 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em, chỉ có khoảng vào chục cơ sở của nhà nước đặc thù chăm sóc người già. Các cơ sở này chỉ đáp ứng tối thiếu dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, yêu cầu ngày càng cao, các viện dưỡng lão tư nhân cao cấp được thành lập nhưng số này vẫn còn rất ít.

Tại Hà Nội có khoảng gần 20 nhà dưỡng lão tư nhân, TP.HCM ít hơn, có chưa đến 10 cơ sở. Chi phí dao động mức cơ bản 7-8 triệu đồng/tháng, mức cao cấp từ 15 triệu đồng/tháng.

Ở mức cao cấp, cuộc sống của người cao tuổi đạt “5 sao” như được ở phòng riêng, hưởng chế độ chăm sóc toàn diện hàng ngày và đặc biệt khi ốm đau có người chăm sóc. Một số nhà nhà dưỡng lão ở Hà Nội mức chi phí cao hơn nữa, trên 20 triệu đồng mỗi tháng. Với mức phí này người cao tuổi có thêm dịch vụ đặc biệt, thậm chí có cả dịch vụ trợ niệm, lo đám tang khi qua đời.

{ keywords}
Biểu đồ cơ cấu dân số Việt Nam.

Ông Trần Cảnh Tùng, Trưởng phòng Công tác xã hội, Cục Bảo trợ xã hội Việt Nam nhận định, người cao tuổi vào viện dưỡng lão sẽ giúp xã hội phát triển.  Bởi, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam được đánh giá là cao nhất châu Á.

Trong dự thảo Chương trình quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhận định, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng: dưới 15 tuổi là 24,3%, từ 15-64 tuổi là 68% và từ 65 tuổi trở lên là 7,7%; tăng 1,3% so với năm 2009 (6,4%).

Tuy nhiên, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh chóng. Năm 2014, tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,5% dân số, đến năm 2019 chiếm 11,86% dân số. Để đáp ứng tốc độ già hóa dân số trên, viện dưỡng lão đóng vai trò rất quan trọng.

{ keywords}
Biểu đồ thể hiện tốc độ già hóa dân số Việt Nam đang ở mức cao nhất châu Á.

Ông Bùi Anh Trung, giám đốc một viện dưỡng lão tư nhân ở TP.HCM cho rằng, nếu mong muốn một cuộc sống “chuẩn 5 sao” trong nhà dưỡng lão thì mỗi người cần có sự tích lũy tài chính cho bản thân.

Người cao tuổi có thể chuẩn bị tài chính cho mình bằng nhiều cách như: đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu, tiền từ con cái… Họ cũng cần chuẩn bị sức khỏe, không nên mang tư tưởng để bệnh rồi mới vào viện dưỡng lão. Hơn nữa, họ cần xác định vào viện dưỡng lão là điều tất yếu, điều đương nhiên chứ không phải vào viện là bị con cái bỏ bê, ruồng rẫy.

“Người cao tuổi cần hiểu, hiện nay, con cái bận rất nhiều việc và phải chăm lo cho thế hệ sau nên vào viện dưỡng lão là giúp cho bản thân mình tốt hơn, giúp con cái, thế hệ sau tốt hơn”, ông Trung nói.

Hiện nay, thế hệ từ 50 tuổi đã có tư tưởng và kế hoạch sau này vào nhà dưỡng lão. Chị Đoàn Ngọc Mai, 52 tuổi ở Hà Nội chia sẻ với VietNamNet: “Vợ chồng tôi xác định không ở với con. Sau này khi về già, nếu một trong hai người chúng tôi còn lại một mình thì vào nhà dưỡng lão cao cấp, sống những ngày còn lại tự do và không phiền ai. Dự kiến, nếu sống 10 năm trong nhà dưỡng lão, tôi cần chuẩn bị 1,5 đến 2 tỷ đồng”.

Xã hội ngày càng phát triển, quan niệm đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu đã lỗi thời. Nhà dưỡng lão là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Cần nâng cấp cơ sở dưỡng lão công lập, tạo điều kiện cho nhà dưỡng lão tư nhân

Ông Bùi Anh Trung phân tích, dân số đất nước đang già đi nhanh chóng và viện dưỡng lão sẽ là điều tất yếu trong việc giải quyết vấn đề này. Ngoài việc phát triển, nâng cao chất lượng các viện dưỡng lão, Nhà nước cần có chính sách để mọi người có thể chuẩn bị cho cuộc sống "chuẩn 5 sao" trong nhà dưỡng lão của mình ngay từ bây giờ.

“Chính phủ cần tham khảo các quốc gia phát triển trong việc triển khai loại hình bảo hiểm dưỡng lão. Từ lâu, Nhật Bản, Mỹ, New Zealand... đã phát triển loại hình bảo hiểm này”, ông nói.

Trong khi đó, TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) rất tự tin về việc trong tương lai, người cao tuổi sẽ tự ý thức và tình nguyện sử dụng viện dưỡng lão.

Bà cho rằng, Nhà nước cần đa dạng nhà, viện dưỡng lão, tạo điều kiện cho cơ sở tư nhân phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng ấy phải nằm trong sự điều phối, kiểm soát của Nhà nước.

Đặc biệt, các cơ sở loại này phải đạt chuẩn một số dịch vụ nhất định như: Y tế, dinh dưỡng, không gian sinh sống, sinh hoạt, cơ sở hạ tầng….

{ keywords}
Để được xã hội chấp nhận, viện dưỡng lão cần đảm bảo yếu tố chăm sóc toàn diện.

Ông Trần Cảnh Tùng cho rằng, để đáp ứng được nhu cầu về viện dưỡng lão trong tương lai, Nhà nước có các chính sách khuyến khích xã hội hóa và xây dựng các cơ sở viện dưỡng lão, nâng cấp các cơ sở của Nhà nước.

Ngoài ra, chính phủ cần “cởi mở” hơn với sự phát triển của các cơ sở dưỡng lão tư nhân, thậm chí sẽ đặt hàng tư nhân và đồng hành cùng họ.

Ông Tùng nêu quan điểm: “Các doanh nghiệp tư nhân sẽ tự xây dựng cơ sở, đầu tư mua sắm trang thiết bị… Ở chiều ngược lại, Nhà nước sẽ hỗ trợ việc chăm sóc cho đối tượng sử dụng dịch vụ tại các cơ sở này. Ví dụ, tư nhân xây dựng cơ sở với công suất phục vụ cho 300 đối tượng, Nhà nước sẽ hỗ trợ vấn đề trợ cấp, công tác chăm sóc cho 300 đối tượng này. Chúng ta sẽ hình thành thế hai bên cùng lo bao gồm Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân”.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh việc các cơ sở dưỡng lão phải nâng cao chất lượng phục vụ. Theo ông, các viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phải đảm bảo yếu tố chăm sóc toàn diện.

Toàn diện ở đây là ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, các cơ sở còn phải tạo khuôn viên, sân chơi, chỗ giao lưu cho đối tượng sử dụng dịch vụ, làm cho họ cảm nhận được vào viện dưỡng lão thực sự là đi nghỉ dưỡng chứ không chỉ là nơi chăm sóc sức khỏe đơn thuần”, ông Tùng nói.

Nguyễn Sơn

Đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão

Đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão

“Trẻ cậy cha nhưng về già cậy ai” đang trở thành vấn đề nan giải khi việc ở với con hay vào viện dưỡng lão vẫn còn nhiều tranh cãi.