【dự đoán trận croatia】7 nguyên tắc bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản

Đảm bảo các nguyên tắc bàn giao,êntắcbàngiaotiếpnhậnxửlýnợvàtàisảdự đoán trận croatia tiếp nhận nợ và tài sản

Đối tượng áp dụng của thông tư là Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC); các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa hoặc bán doanh nghiệp có nợ phải thu và tài sản loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa có nợ loại trừ bàn giao về DATC, theo quy định tại Nghị định 150/2020/NĐ-CP. Cùng với đó là cơ quan đại diện chủ sở hữu; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ; các doanh nghiệp, tổ chức đang giữ hộ nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; các doanh nghiệp, tổ chức có nợ và tài sản bàn giao theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

7 nguyên tắc bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản

Về nguyên tắc, dự thảo Thông tư đưa ra 7 nguyên tắc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản. Cụ thể, các khoản nợ và tài sản loại trừ khi bàn giao, tiếp nhận phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ (đối với nợ), có hiện vật (đối với tài sản). Trường hợp nợ không có đủ hồ sơ và tài sản không còn hiện vật thì DATC có văn bản gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp thông báo lý do không tiếp nhận để doanh nghiệp tiếp tục quản lý, theo dõi hoặc xử lý theo quy định hiện hành về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

Việc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ được thực hiện căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp phải nêu cụ thể giá trị nợ và tài sản loại trừ, làm căn cứ để DATC thực hiện tiếp nhận.

Báo cáo Bộ Tài chính về nợ không có khả năng thu hồi

Đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi (bao gồm cả nợ xử lý trước thời điểm bàn giao) đã được DATC theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trên 10 năm (bao gồm cả thời gian doanh nghiệp theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trước khi chuyển giao cho DATC), DATC tập hợp hồ sơ, báo cáo Bộ Tài chính có ý kiến trước khi DATC quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 17 Nghị định 129/2020/NĐ-CP.

Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố điều chỉnh giá trị doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp chưa ký biên bản bàn giao nợ và tài sản loại trừ với DATC thì thực hiện bàn giao nợ và tài sản loại trừ theo quyết định công bố điều chỉnh giá trị doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đã ký biên bản bàn giao nợ và tài sản loại trừ với DATC nợ theo quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị DATC thông báo hiện trạng của các khoản nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo biên bản bàn giao theo tiêu chí: đã xử lý, thu hồi và chưa xử lý, thu hồi trước khi công bố quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp.

Khi bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ, cơ quan đại diện chủ sở hữu, DATC và doanh nghiệp phải lập biên bản bàn giao theo mẫu tại phụ lục kèm theo thông tư này, có chữ ký xác nhận của các bên. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể ủy quyền (bằng văn bản) cho Chủ tịch Hội đồng thành viên/Tổng giám đốc/Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nợ và tài sản loại trừ để thực hiện bàn giao cho DATC.

DATC kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chủ nợ, chủ tài sản đối với nợ và tài sản tiếp nhận theo quy định kể từ ngày ký biên bản bàn giao. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký biên bản bàn giao, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với bên nợ và các cơ quan liên quan về việc chuyển giao quyền chủ nợ cho DATC.

Tài sản trên 100 triệu đồng tổ chức bán theo hình thức đấu giá

Đối với các khoản nợ và tài sản loại trừ tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, DATC, cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp thực hiện bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ, tài sản như đối với nợ, tài sản loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu và phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, DATC báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có nợ và tài sản xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Doanh nghiệp thực hiện xử lý tài chính đối với nợ và tài sản loại trừ theo quy định của pháp luật đối với từng hình thức chuyển đổi sở hữu.

Về xử lý nợ và tài sản tiếp nhận, DATC thực hiện các hình thức xử lý nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo quy định tại Nghị định 129/2020/NĐ-CP và Quy chế quản lý tài chính của Công ty, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và phù hợp với các quy định hiện hành đối với từng hình thức xử lý nợ và tài sản. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì việc xử lý phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với tài sản (bao gồm cả tài sản bảo đảm khoản nợ) có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên, DATC thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để tổ chức bán tài sản theo phương thức đấu giá theo quy định.

Đối với tài sản (bao gồm cả tài sản đảm bảo khoản nợ) có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng, DATC quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận theo nguyên tắc giá không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản không có giao dịch trên thị trường thì DATC thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ sở bán tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định giá bán tài sản.

Đối với tài sản tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trường hợp cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp để nâng cao hiệu quả xử lý theo quy định, DATC được sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, dự thảo thông tư cũng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bàn giao, tiếp nhận, việc xử lý tài sản mất mát, thiếu hụt trong quá trình giữ hộ, quản lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản, việc tổ chức thực hiện…

DATC khởi công dự án xây dựng trụ sở làm việc tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 15/11, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cùng nhà thầu là Công ty cổ phần 319.5 - Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khởi công thực hiện Dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của DATC tại số 154 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Được Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương đầu tư và triển khai các thủ tục thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2004, tuy nhiên quá trình thực hiện dự án phải tạm dừng triển khai nhiều năm để xử lý những vướng mắc phát sinh do tọa lạc ở vị trí đặc biệt tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Dự án được DATC tái khởi động từ năm 2015 đến nay mới hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng để đủ điều kiện khởi công.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Mạnh Thường - Tổng giám đốc DATC, đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của việc khởi công thực hiện dự án. Qua đó thể hiện rõ định hướng phát triển của DATC theo đúng đề án được Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt.

Được biết, dự án có diện tích đất hơn 1.002 m2, diện tích xây dựng 582,6 m2, với 9 tầng nổi và 4 tầng hầm. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ quý IV/2021 đến quý IV/2023.

Trước đó, ngày 25/7/2021, DATC cũng đã khởi động việc phá dỡ mặt bằng để triển khai Dự án đầu tư xây dựng công trình Tòa nhà văn phòng tại số 73 Quang Trung, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.