Empire777

(CMO) Bước vào năm học 2017-2018, Phòng GD&ĐT huyện U Minh xây dựng kế hoạch thực hiện việc sáp lachbach vs

【lachbach vs】Điểm sáng từ Nghị quyết 08

Báo Cà Mau(CMO) Bước vào năm học 2017-2018, Phòng GD&ĐT huyện U Minh xây dựng kế hoạch thực hiện việc sáp nhập trường, xoá điểm lẻ theo lộ trình của Nghị quyết 08. Theo kế hoạch, năm học này huyện sáp nhập 2 trường và xoá 7 điểm lẻ (1 trường tiểu học, 1 trường mầm non và 7 điểm lẻ).

Kết quả đã thực hiện sáp nhập 1 trường, đó là trường Tiểu học Nguyễn Hiền (thị trấn U Minh). Trường này được ghép về 2 trường, một phần giáo viên và học sinh về trường Tiểu học Thái Văn Lung và phần còn lại về trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, cùng địa bàn thị trấn U Minh. Đối với điểm lẻ, đã xoá được 8 điểm (nhiều hơn 1 điểm so với kế hoạch).

Từ kết quả giám sát của HĐND huyện U Minh, nhiều kiến nghị về tinh gọn hệ thống trường lớp đã được thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn còn 1 trường và 1 điểm lẻ trong Nghị quyết 08 đề cập nhưng chưa thể thực hiện được do chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đó là dự kiến sáp nhập trường Mầm non Hương Tràm về trường Mầm non Bạch Dương và xoá điểm lẻ 2/9 của trường Tiểu học Đỗ Thừa Tự.

Ông Trần Hoàng Lạc, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện U Minh, thông tin: "Huyện đang xúc tiến triển khai xây dựng mới 8 phòng học của trường Mầm non Bạch Dương (đang trong giai đoạn bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công), theo kế hoạch, vào đầu năm học tới (2018-2019) sẽ sáp nhập trường Mầm non Hương Tràm về trường này".

Bà Phạm Hồng Nha, Hiệu trưởng trường Mầm non Bạch Dương, cho hay: "Nếu xây dựng thêm 8 phòng học nữa  vẫn chưa đủ phòng học cho các cháu, dự kiến theo số lượng học sinh hiện có vẫn còn thiếu 4 phòng học. Nhưng đây là chủ trương lớn, về phía nhà trường chúng tôi sẽ cố gắng sắp, làm sao cho các cháu có môi trường học tập tốt nhất".

Đối với điểm lẻ 2/9 thuộc trường Tiểu học Đỗ Thừa Tự, xã Khánh Thuận, Hiệu trưởng nhà trường Huỳnh Văn Liên cho biết, nếu xoá điểm này dồn về điểm chính sẽ thiếu phòng học. Vì hiện ở điểm lẻ 2/9 có 5 lớp học, 63 học sinh. Ông Liên đề nghị sửa chữa điểm Kênh 5 Cuối để đưa lớp 1 về đây, vì các em còn nhỏ, đi học xa bất tiện. Các lớp còn lại chuyển về điểm chính, hơi xa một chút.

Cũng theo ông Liên, vì là ngôi trường giáp ranh với tỉnh Kiên Giang nên trong hơn 60 học sinh ở điểm lẻ 2/9 thì có 23 em thuộc xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang theo học. Ông Liên đề nghị UBND huyện và ngành giáo dục huyện nên có buổi làm việc với chính quyền và ngành giáo dục huyện bạn vận động các em này về ngôi trường ở địa phương học tập, khỏi di chuyển xa khi phải tập trung về điểm chính.

Đây không phải là vấn đề khó, bởi trước đây khi xoá điểm lẻ Đội 7 của trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, xã Khánh Thuận, giáp ranh với xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, ban giám hiệu nhà trường đã vận động gia đình đưa các cháu về học ở những ngôi trường của địa phương. Ông Triệu Thanh Dùm, Hiệu trưởng nhà trường, xác nhận, kết quả tất cả 6 em thuộc huyện Thới Bình đã chuyển về 2 ngôi trường gần nhà để học, không có trường hợp nào bỏ học.

Trong cuộc giám sát vào cuối tháng 3 vừa qua của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện U Minh đã ghi nhận nhiều ý kiến của nhà trường và phụ huynh. Tất cả đều đồng tình với chủ trương đã triển khai và có nhiều đề xuất, kiến nghị gỡ khó.

Tại các buổi làm việc với nhà trường và gặp gỡ phụ huynh, tất cả đều hiệu rõ ý nghĩa mà Nghị quyết 08 hướng đến, đó là tinh gọn bộ máy trường lớp và giáo viên nhằm giảm gánh nặng ngân sách và nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực tế sau khi sắp xếp lại thì điều kiện học tập của các em tốt hơn. Ông Nguyễn Văn Đằng, phụ huynh học sinh thuộc Ấp 15, xã Khánh Thuận, nói: "Từ khi xoá điểm lẻ Đội 7, hằng ngày tôi phải đưa các cháu đi học bằng vỏ máy, xa hơn nhiều cây số. Tuy tốn công một chút nhưng cũng vì tương lai của con em mình. Học ở điểm tập trung tôi yên tâm hơn, bàn ghế, phòng học chắc chắn, thầy cô giáo cũng nhiệt tình giảng dạy hơn".

Ông Trần Hoàng Lạc nhận định: "Sau khi đưa các em về học ở các điểm tập trung có em phải đi học xa nhà trên 10 km. Trong số này, ở những nơi có đường giao thông thì các em đã được hỗ trợ xe đạp. Riêng các em ở những tuyến chưa xây dựng lộ thì phụ huynh phải đưa các em đi học bằng vỏ máy, tốn kém và bất tiện cho gia đình. Do đó, mong muốn của ngành giáo dục là huyện bố trí ưu tiên nguồn vốn để xây dựng các tuyến đường giao thông ở những nơi thực hiện Nghị quyết 08 và tiếp tục vận động xe đạp, học bổng hỗ trợ các em ở khu vực này"./.

Lê Hữu Lợi 

Ông Trần Hoàng Lạc thông tin: "Để tổ chức thực hiện Nghị quyết 08, bằng nhiều nguồn vốn huyện đã sửa chữa và nâng cấp hàng chục phòng học, trang bị trên 300 bộ bàn ghế mới, với giá trị trên 10 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn vận động 300 xe đạp và gần 100 suất học bổng, nhiều dụng cụ học tập để hỗ trợ các em đi học xa sau khi xoá điểm lẻ hoặc sáp nhập. Nhìn chung, tới thời điểm này cơ bản đạt theo kế hoạch. Một điều đáng mừng là sau khi thực hiện nghị quyết của năm học này thì không có em học sinh nào bỏ học do bị ảnh hưởng của việc sáp nhập hay xoá điểm lẻ".

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap