【kq bd truc tiep】Đài PTTH Bắc Kạn: Nâng cao chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc

(VTC News) -

Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn không ngừng nâng cao các chương trình phát thanh,ĐàiPTTHBắcKạnNângcaochươngtrìnhphátthanhtruyềnhìnhtiếngdântộkq bd truc tiep truyền hình bằng tiếng dân tộc đến với khán thính giả địa phương.

Với đặc thù là tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên những năm qua, công tác tuyên truyền bằng các tiếng dân tộc được Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn chú trọng.

Các chương trình này góp phần làm cầu nối đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là nơi gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với chính quyền các cấp.

Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn hiện có Phòng Tiếng dân tộc chuyên sản xuất các chương trình bằng tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Phòng có 3 tổ chuyên môn là: Tiếng Tày- Nùng; tiếng Mông và tiếng Dao với 11 thành viên đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình được phòng sản xuất phát trên sóng phát thanh, truyền hình của địa phương và cộng tác với kênh VTV5 - Ban Truyền hình tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam.

Đối với sóng phát thanh, chương trình thời sự âm nhạc tổng hợp được sản xuất bằng 3 tiếng: Tày-Nùng; Mông; Dao có thời lượng 30 phút phát sóng hằng ngày. Trung bình một tháng, Đài sản xuất 78 chương trình thời sự tổng hợp, cập nhật đầy đủ tin tức hằng ngày đến với người dân; 90 chương trình dân ca; 12 chương trình văn hóa văn nghệ; 20 chuyên mục chuyên sâu về các lĩnh vực như: giáo dục, phụ nữ, nông lâm nghiệp, an ninh quốc phòng, tôn giáo tín ngưỡng, tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Nhờ vậy, các thông tin thời sự về mọi mặt của đời sống được thông tin kịp thời, đầy đủ đến bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn còn sản xuất các chương trình dân ca phát sóng hằng ngày. Trong đó, nhiều làn điệu cổ dần bị mai một được phục dựng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc.

Đối với sóng truyền hình, những năm gần đây, số lượng và thời lượng các chương trình tăng cao hơn so với những năm trước đây. Hiện nay, cả ba tiếng Tày- Nùng; Mông; Dao đều sản xuất chương trình truyền hình phát tại địa phương với thời lượng 1 chương trình/tuần, thời lượng 30 phút/chương trình.

Ngoài các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội được phản ánh trong các tin bài, chương trình truyền hình còn có phần ca nhạc được ghi hình mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả.

Ngoài hoàn thành tốt các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn còn sản xuất được 125 - 130 chương trình/năm cộng tác với kênh VTV5, Đài Truyền hình Việt Nam. Nội dung chương trình chủ yếu phản ánh các chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; những tâm tư, nguyện vọng của người dân cùng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính quyền các cấp nhằm nâng cao đời sống của người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, những tấm gương vượt khó đi lên phát triển kinh tế, cống hiến tiền của, công sức, đất đai cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới, những tấm gương già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc… cũng được chú trọng tuyên truyền.

Những chương trình này góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người và những tiềm năng của tỉnh Bắc Kạn đến với người dân cả nước; đồng thời cũng là tiếng nói của những người dân Bắc Kạn về những chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số đang thực hiện tại địa phương.

Trong sáu tháng cuối năm 2024, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn triển khai đưa các tin bài trên trang Fanpage TBK- Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn của đơn vị. Trong đó, các tin bài về tiếng dân tộc nhận được quan tâm của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số trong và ngoài tỉnh.

Ngoài sóng phát thanh, truyền hình, hiện nay, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, đồng bào ở bất cứ nơi đâu cũng có thể vào trang Fanpage của Đài để cập nhật tin tức thời sự và những thông tin bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình, được thưởng thức những chương trình văn hóa, văn nghệ, dân ca truyền thống đặc sắc.

Đây là một bước đột phá đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn trong công tác tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số trên các nền tảng số hiện đại.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, ngoài việc cung cấp những thông tin thời sự chính thống, mang tính định hướng cho người dân, với những nội dung đặc sắc, mang tính đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn, thông qua trang Fanpage của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn đã kết nối đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh với đồng bào trên mọi miền tổ quốc, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bắc Kạn là một tỉnh còn nhiều khó khăn nên công tác tuyên truyền bằng tiếng dân tộc trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều hạn chế nhất định. Đơn vị còn nhiều thiếu thốn về cả nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí nhưng Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn luôn nỗ lực vượt khó giành được nhiều thành tích trong công tác tuyên truyền nói chung.

Trong đó, riêng mảng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc cũng giành được một số kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây như: Tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc đạt 01 Giải Bạc vào năm 2020; năm 2024, đạt một Giải Đồng; Liên hoan Truyền hình toàn quốc các năm 2017 đến 2020, Đài đều đạt Bằng Khen của ban tổ chức đối với tác phẩm truyền hình bằng tiếng dân tộc.

Mặc dù chưa đạt được nhiều thành tích như mong đợi nhưng những kết quả đó cũng thể hiện sự cố gắng nỗ lực trong công tác tuyên truyền bằng tiếng dân tộc của Đài PT – TH Bắc Kạn nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tới đồng bào dân tộc thiểu số. Từ những hoạt động đó, Đài đã và đang nỗ lực góp phần nhỏ vào công tác ổn định an ninh chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đặng Thị Hương