Empire777

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quochoi.vn. Giảm xuất t tỷ số cúp c1 đêm qua

【tỷ số cúp c1 đêm qua】Bộ trưởng Công Thương: Lo ngại xuất khẩu tăng trưởng nóng sang Trung Quốc

bo truong cong thuong lo ngai xuat khau tang truong nong sang trung quoc

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại kỳ họp thứ 5,ộtrưởngCôngThươngLongạixuấtkhẩutăngtrưởngnóngsangTrungQuốtỷ số cúp c1 đêm qua Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quochoi.vn.

Giảm xuất thô

Giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, phát triển xuất khẩu đã đi đúng định hướng, đặc biệt là theo chiến lược phát triển xuất khẩu bền vững.

Các điểm nổi bật được ông Trần Tuấn Anh đề cập là cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển biến tích cực theo đúng định hướng, giảm thiểu vai trò của xuất khẩu các sản phẩm thô sơ của ngành khoáng sản, trong khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng như các sản phẩm của nông, thủy sản đã được cải thiện, nâng cao.

Mặt khác, thị trường xuất khẩu có sự chuyển biến tích cực, đến nay Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt, những ngành hàng lớn như 9 nhóm của ngành nông nghiệp đã khẳng định được vị thế tại tất cả những thị trường lớn của thế giới với kim ngạch nhiều tỷ USD.

“Hiện chúng ta có tới 28 ngành hàng xuất khẩu có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 8 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 5 tỷ USD trở lên”- ông Trần Tuấn Anh nói.

Cũng theo người đứng đầu ngành Công Thương, chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu ngày càng được cải thiện đi cùng với phát triển về thương hiệu và xây dựng, tham gia vào các chuỗi của cung cầu thế giới.

bo truong cong thuong lo ngai xuat khau tang truong nong sang trung quoc

Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn- một địa điểm giao thương quan trọng với Trung Quốc. Ảnh: T.Bình.

Yếu kém trong phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Kết quả xuất khẩu đạt được nhiều tích cực, nhưng ông Trần Tuấn Anh thừa nhận lĩnh vực kinh tế quan trọng này còn không ít tồn tại. Đó là chưa đảm bảo yếu tố bền vững.

Dù Việt Nam phát triển ở nhiều thị trường, nhưng sự phát triển này chưa bền vững, đặc biệt là vấn đề về chất lượng sản phẩm chưa có sự đảm bảo đồng nhất, ổn định. Bộ trưởng Công Thương đánh giá, đây là trở ngại rất lớn để xây dựng thương hiệu và phát triển theo chuỗi, trong khi điều này gắn với yêu cầu rất quan trọng để tổ chức sản xuất ngay từ nguồn và cũng là yêu cầu ngày càng cao, không chỉ của các hiệp định thương mại tự do mà cả trong tập quán thương mại quốc tế về truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Đáng chú ý, ông Trần Tuấn Anh cảnh báo tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường trọng yếu, đặc biệt có sự phát triển nóng ở thị trường Trung Quốc, EU. “Chúng ta đang có được tăng trưởng rất tốt, nhưng không phát triển một cách đa dạng hơn nữa thì các thị trường này sẽ gây ra những trở ngại khi có những sự cố hoặc có những vấn đề phụ thuộc quá nhiều cho các ngành hàng của chúng ta”- Bộ trưởng Công Thương lo ngại.

Để tháo gỡ rào cản khi hội nhập quốc tế, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cần gia tăng năng lực sản xuất, đi đôi với đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật.

Một vấn đề cần tập trung xử lý là sự yếu kém trong phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành trong nghiên cứu theo dõi, phân tích và đánh giá về tín hiệu thị trường để gắn kết hơn nữa giữa thị trường với sản xuất trong nước.

“Chúng tôi cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương với các bộ khác, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chúng ta phải làm tốt hơn”- ông Trần Tuấn Anh báo cáo trước Quốc hội.

Ngoài ra, để tạo được sự phát triển bền vững trong hoạt động xuất khẩu, phải tạo ra được thay đổi lớn, đặc biệt sự tham gia của cộng đồng DN vào hoạt động sản xuất để tổ chức theo chuỗi. Do đó, cần có những cơ chế chính sách tạo thuận lợi thu hút được nhiều hơn đầu tư của DN vào sản xuất nông nghiệp, vào chế biến và phân phối…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap