Bộ trưởng Bô Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung |
“Xin phép các địa phương cho nói thẳng là sự quan tâm của một số cấp ủy,ộtrưởngĐàoNgọcDungđịaphươngchưagiảingânđồngvốnhỗtrợngườilaođộngnàtrận đấu montpellier hsc chính quyền địa phương còn thờ ơ. Thủ tướng Chính phủ đã có 4 công điện rồi, có 4 văn bản rồi, quy định đầy đủ rồi, tinh thần là đơn giản nhất về thủ tục, nhanh nhất. Nhưng 29 địa phương chưa giải ngân bất cứ đồng nào”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ.
Nói với lãnh đạo các địa phương tham dự trực tuyến, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc lại nội dung của gói giải pháp hỗ trợ người lao động trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội 2022-2023 của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ dành 6.600 tỷ đồng từ tăng thu ngân sách Trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động khó khăn sau đại dịch.
Theo đề xuất của các địa phương, có khoảng 3,4 triệu người lao động thuộc diện hỗ trợ. Cho đến chiều ngày 2/8, tổng hợp từ cơ quan bảo hiểm xã hội theo số hồ sơ từ các địa phương, 3,14 triệu trường hợp đã đủ hồ sơ.
"Tuy nhiên, các địa phương mới duyệt được khoảng 2 triệu hồ sơ, kinh phí được phê duyệt mới là 760 tỷ đồng. Trong đó, 31 địa phương mới hỗ trợ được 620 ngàn người lao động, với số tiền 356 tỷ đồng, trong tổng số 6.600 tỷ đồng. Đây là những con số rất đáng quan tâm”, Bộ trưởng Dung chia sẻ.
Cho đến thời điểm này, các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao là Bắc Giang (đạt 30,5%), Thái Nguyên (33%). 3 địa phương có số tiền lớn, nhưng giải ngân chậm là TP. HCM (1.700 tỷ đồng) hơn 1 triệu lao động, mới giải ngân được 4,32%; Bình Dương giải ngân được 5,4%; Đồng Nai giải ngân được trên 4%.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, có 3 nguyên nhân chính.
Một là, một số địa phương chưa thực sự quan tâm, “khoán” cho cấp dưới, cho ngành lao động, cho doanh nghiệp. Hai là, một số văn bản được ban hành chậm. Ba là, một số đơn vị tự bổ sung thêm hồ sơ, điều kiện.
"Có đơn vị yêu cầu tất cả hợp đồng thuê nhà của người lao động với người thuê nhà; đòi hỏi thông báo tạm trú, tạm vắng; 1 người ở 2-3 chỗ phải lấy xác nhận ở nhiều nơi; có nơi yêu cầu nhà trọ cung cấp đăng ký kinh doanh…. Dẫn đến rất nhiều thủ tục nhiêu khê, doanh nghiệp cũng ngại đăng ký, ngại nộp hồ sơ cho người lao động vì sợ trách nhiệm. Có doanh nghiệp nộp hồ sơ cả tháng chưa được giải quyết, trong khi quy định là 2 ngày”, Bộ trưởng Dung báo cáo.
Để thúc đẩy tiến độ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đề nghị sẽ công bố công khai tốc độ giải ngân của từng địa phương, để thúc đẩy tiến độ. Việc này sẽ thực hiện từ tuần sau.
“Mục tiêu được giao là giải ngân xong trước ngày 15/8, nhưng giờ tốc độ rất chậm. Có thể không đảm bảo thời hạn, nhưng tháng 8 cũng phải giải ngân xong. Người dân thì khổ, tiền thì đã về địa phương…”, Bộ trưởng Dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.