【tl tbn】Ngày này năm xưa ngày 9/2: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Quyết định về danh mục bí mật nhà nước trong ngành công nghiệp Ngày này năm xưa 8/2: Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp,àynàynămxưangàyXâydựngKhukinhtếcửakhẩuquốctếCầtl tbn giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/2.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

- Ngày 9/2/2009: Quyết định 155/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh

- Ngày 9/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/VBHN-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

- Ngày 9/2/2018, Bộ Công Thương ban hành Nghị định số 9/VBHN-BCT Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

- Ngày 9/2/1977, Trung tâm Nghiên cứu khoa học đặt tại Nghĩa Đô, Hà Nội được khánh thành. Đây là một trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Trung tâm bao gồm các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại đủ sức hoàn thành công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Hiện nay trung tâm là cơ quan khoa học hàng đầu nước ta.

- Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo nổ ra ở Yên Bái, tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình. Ở Hà Nội cũng có đánh bom để phối hợp. Tại tỉnh Yên Bái, quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, song không làm chủ được tỉnh lỵ nên hôm sau đã bị quân Pháp phản công và dập tắt. Còn ở các nơi khác, nghĩa quân chỉ tạm thời làm chủ vài huyện lỵ nhỏ nhưng đã bị địch nhanh chóng chiếm lại. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng tuy thất bại song đã cổ vũ lòng yêu nước và chí cǎm thù của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp và tay sai. Tấm gương hy sinh của các chiến sĩ Yên Bái là sự nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.

- Ngày 9/2/1907, Ngày sinh Trường Chinh, tên thật là Đặng Xuân Khu tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ông còn là nhà báo sắc sảo và nhà thơ với bút danh Sóng Hồng. Ông qua đời nǎm 1988 tại Hà Nội.

- Ngày 9/2/1976: Tiểu đoàn Thông tin - ra-đa 351 (tiền thân của Trung đoàn ra-đa 351, Vùng 3 Hải quân) được thành lập nhằm tăng cường công tác quản lý tình hình mặt biển miền Trung và quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật ngành ra-đa hải quân. Gần 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn luôn đoàn kết, vượt mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực học tập, huấn luyện, nghiên cứu làm chủ trang bị khí tài hiện đại, ứng dụng hàng chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào thực tế nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các lực lượng của vùng quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển miền Trung và xây dựng Vùng 3 Hải quân ngày càng phát triển, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và hiện đại. Các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã và đang xây đắp nên truyền thống vẻ vang "Đoàn kết hiệp đồng, khắc phục khó khăn, bám trạm bám đài, hoàn thành tốt nhiệm vụ".

- Chỉ thị 05/2004/CT-TTg 9/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003

- Chỉ thị 03/2004/CT-NHNN ngày 9/02/2004 của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay vốn đối với nông, lâm trường quốc doanh

- Thông tư 8/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 9/2/2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình biểu diễn nghệ thuật

Sự kiện quốc tế

- Ngày 9/2/1904: Chiến tranh Nga-Nhật: Hải chiến cảng Lữ Thuận giữa Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Đế quốc Nhật Bản kết thúc.

- Ngày 9/2/1881: Ngày mất của Phêđo Mikhailôvích Đôxtôiépxki. Ông là một nhà vǎn lớn của nước Nga. Tiểu thuyết nổi tiếng của ông như: Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Anh em nhà Caramadốp. Goocki đánh giá “Đôxtôiépxki là nhà văn thiên tài biết phân tích những bệnh trạng của xã hội thời ông; là thiên tài không thể phủ nhận được; với sức biểu hiện như vậy, chỉ có Seecxpia mới có thể sáng ngang hàng”.

- Ngày 9/2/1621: Grêgôriô XV trở thành giáo hoàng thứ 234 của giáo hội công giáo La Mã.

- Ngày 9/2/1234: Triều Kim diệt vong với việc Kim Mạt Đế Hoàn Nhan Thừa Lân tử chiến trước liên quân Mông-Tống chưa đầy một ngày sau khi đăng cơ. Ông cũng là hoàng đế ở ngôi ngắn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

- Ngày 9/2/1881: Ngày mất của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky. Ông là một nhà vǎn lớn của nước Nga. Tác phẩm chủ yếu của ông gồm các tiểu thuyết: Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Anh em nhà Karamazov, đã được dịch ra tiếng Việt và được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Gorky đánh giá Dostoevsky là "nhà vǎn thiên tài biết phân tích những bệnh trạng của xã hội thời ông", "là một thiên tài không thể phủ nhận được; với sức biểu hiện như vậy, chỉ có Shakespeare mới có thể sánh ngang hàng".

- Ngày 9/2/1965: Trong chiến tranh Việt Nam: Toán lính Mỹ đầu tiên được gửi đến Nam Việt Nam.

- Ngày 9/2/1969: Diễn ra chuyến bay thử đầu tiên của Boeing 747.

Sự kiện, kỷ niệm về Bác Hồ

- Ngày 9/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cảm ơn toàn thể đồng bào trong dịp Tết “tự mình tiết kiệm bớt ăn Tết mà úy lạo các chiến sĩ rất hậu... Lòng tốt của đồng bào tỏ rằng, chúng ta quân dân nhất trí, nên dù gian khổ mấy, trường kỳ kháng chiến cũng nhất định thắng lợi”... Cùng ngày, đáp lại câu hỏi với điều kiện nào Chính phủ Việt Nam ngừng chiến tranh? của phóng viên Hãng thông tấn Reuters, Bác trả lời: Khi những mục tiêu thống nhất và độc lập của nhân dân Việt Nam đạt được sẽ ngừng chiến và hòa giải ngay.

- Ngày 9/2/1958, tiếp tục chuyến thăm Ấn Độ, vãn cảnh Lăng Taj Mahal nổi tiếng thế giới được mệnh danh là “bài thơ đá gấm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi: “Ngày xưa nhân dân lao động Ấn Độ độ xây dựng những cung điện lâu đài cực kỳ đồ sộ. Ngày nay nhân dân Ấn Độ dùng tài năng và lực lượng của mình làm những nhà máy to, đắp những đập nước lớn, để làm cho nước nhà giàu mạnh, con cháu mình sung sướng. Điều đó chứng tỏ rằng nhân dân Ấn Độ có một quá khứ vẻ vang và một tương lai càng rực rỡ”.

- Ngày 9/2/1967 là mồng Một Tết Đinh Mùi, kết thúc “Thư chúc mừng năm mới” Bác lại dành viết mấy vần thơ:

“Xuân về xin có một bài ca

Gửi chúc đồng bào cả nước ta

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi

Tin mừng thắng trận nở như hoa”

Đến chúc Tết Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 thuộc Đoàn Sao Đỏ, Bác mong Không quân nhân dân đoàn kết, học tập tiến bộ, đánh giỏi, đạt nhiều thắng lợi mới.

Cùng ngày mồng Một Tết Đinh Mùi, Bác thăm và chúc Tết nhân dân Tam Sơn, Tiên Sơn, Hà Bắc. “Thực hiện khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”, “Tấc đất tấc vàng” - nhà cửa, vườn tược, đường sá đều sạch sẽ, đúng vệ sinh”.

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài viết “Một chi bộ tốt ở nông thôn”, đăng trên Báo Nhân dân, số 2518, ngày 9/2/1961 với bút danh T.L. Đây là giai đoạn miền Bắc đang tập trung thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trong đó một yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh xây dựng chi bộ ở nông thôn, làm nòng cốt lãnh đạo các địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo của Chi bộ Kim An (Hà Đông), Hồ Chí Minh muốn phổ biến để các nơi khác học tập.

Lời dạy trên đề cập đến khẩu hiệu và phương châm trong phát triển sản xuất, đồng thời kết hợp với việc xây dựng, cảnh quan, môi trường, xây dựng đời sống mới ở các địa phương. Lời dạy của Người có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn, đặc biệt là việc kết hợp giữa phát triển sản xuất với việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là một yêu cầu trong phát triển bền vững ở nông thôn và là một trong những tiêu chí của nông thôn mới hiện nay.

Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta đã phát động phong trào khai hoang, phục hóa, tổ chức các công, nông trường để quai đê, lấn biển, mở rộng đất sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.