【bdkq mu】Năm 2019, kinh tế toàn cầu phát triển ảm đạm

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng kinh tế thế giới năm 2019 dự báo vẫn ảm đạm vì trải qua quá nhiều bất trắc.

Quốc kỳ Trung Quốc (phải) và quốc kỳ Mỹ bên ngoài một khách sạn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Năm 2019,ămkinhtếtoncầuphttriểnảmđạbdkq mu nhiều bất trắc đã xảy ra trên toàn cầu làm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là cuộc chiến dai dẳng ở một số quốc gia Trung Đông, tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit cứ lần lữa không có hồi kết, cuộc chiến thương mại nảy lửa Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn và thiên tai, dịch bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới làm cho tình hình kinh tế càng thêm ảm đạm.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới năm 2019 công bố tháng 10 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống 3%, đồng thời cảnh báo kinh tế thế giới đang phát triển với nhịp độ yếu nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009.

Cùng quan điểm trên, báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) công bố hồi tháng 11 cũng cho thấy, mặc dù Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã tăng trong nửa đầu năm do xu hướng bất ngờ tăng giá ở một số nền kinh tế tiên tiến và hoạt động mạnh mẽ trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), song sự phục hồi khiêm tốn này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. EC dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu, sẽ giảm mạnh từ mức 3,8% trong năm ngoái xuống còn 3,2% năm nay.

Đáng lưu ý là nền kinh tế toàn cầu đã trở nên mong manh do hệ thống thương mại và đầu tư suy yếu kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi “cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung” bằng việc áp thuế quan với Trung Quốc hơn một năm nay. Theo đó, Washington và Bắc Kinh đã áp thuế hàng trăm tỉ USD lên hàng hóa nhập khẩu của nhau làm ảnh hưởng không chỉ kinh tế hai nước mà còn tác động xấu đến kinh tế toàn cầu. Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết hoạt động giao thương giữa Trung Quốc và Mỹ đã giảm 15,2% tính từ đầu năm tới tháng 11 vừa qua. Tính chung, tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt 272,5 tỉ USD.Cuộc chiến thương mại kéo dài 17 tháng qua giữa Washington và Bắc Kinh đã làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. 

Thực chất, động thái trên đã làm đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu và chặn đà tăng trưởng kinh tế từng được dự báo là khá vững chắc trong năm 2018, đồng thời tiếp tục vẽ những “vệt tối” lên bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2019.

Trong khi đó, tiến trình Brexit của nước Anh gặp nhiều chông gai với những biến động liên tiếp trên chính trường nước này đã “phủ bóng đen” không chỉ lên nền kinh tế Anh mà cả châu Âu. Nguy cơ của “Brexit cứng” không thỏa thuận kéo theo tình trạng hỗn loạn thị trường tài chính, đe dọa toàn bộ nền kinh tế thế giới, khiến giới đầu tư “đứng ngồi không yên” suốt nhiều tháng qua. Kịch bản Brexit cứng được dự báo sẽ gây thiệt hại cho cả đôi bên, khiến GDP của Anh giảm 3,5%, trong khi GDP của EU cũng giảm hơn 0,5%. Trên thực tế, chuỗi thời gian Brexit bất định kéo dài suốt 11 tháng đầu năm 2019, trước khi lộ trình mọi chuyện rõ ràng hơn sau cuộc bầu cử sớm ở Anh ngày 12-12 vừa qua, cũng đã đủ làm suy yếu nền kinh tế của cả Anh lẫn EU.

Mặt khác, kinh tế toàn cầu 2019 còn hứng chịu hàng loạt yếu tố gây rủi ro cao, từ làn sóng biểu tình bạo lực bùng phát ở Hong Kong (Trung Quốc) hay tình hình rối ren tại khu vực Mỹ Latinh, tới những căng thẳng Vùng Vịnh với nguy cơ một cuộc chiến tranh có thể bùng phát do xung đột Mỹ - Iran leo thang, thiên tai diễn ra khắp nơi trên thế giới…

Hàng loạt diễn biến bất ổn khiến kinh tế thế giới năm 2019 rơi vào tình trạng “mất đà”. Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả các nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và cả EU… đều đã bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm và dường như vẫn chưa cho thấy khả năng phục hồi. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới năm 2020 nếu tình huống xấu không được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng GDP ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo giảm từ 1,9% trong năm 2018 xuống còn 1,1% trong năm nay. Ngay cả châu Á, khu vực từng được coi là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng không thoát khỏi vòng xoáy suy giảm. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này trong năm 2019-2020 xuống mức 5,2%, so với mức 5,4%-5,5% đưa ra trước đó. Thậm chí, các chuyên gia nhận định những “dấu hiệu báo bão” tương tự như thời kỳ trước các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, như các năm 1987, 1997 và 2008, đang xuất hiện.

HN tổng hợp