Trả lời báo chí bên lề Đại hội XIII của Đảng ngày 27/1,ânsựtạiĐạiHộiĐảngkhóaXIIIvàquytrìnhhaivòngtámbướal seeb Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết, công tác nhân sự được tiến hành hết sức chặt chẽ, thận trọng, xong bước này mới tiếp bước khác.
Quy trình hai vòng tám bước
Đối với chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, trước hết là phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín. Nhiều văn bản về chế độ trách nhiệm và công tác giám sát đối với đội ngũ cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đã được ban hành
“Thông qua kinh nghiệm công tác ở từng vị trí sẽ lựa chọn ra được đội ngũ cán bộ với quy trình hết sức bài bản”, ông Hầu A Lềnh nói.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh |
Ngoài ra, Trung ương đã ban hành quy trình (có điều chỉnh bổ sung) về nhận xét, đánh giá đội ngũ cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm hàng năm ở từng vị trí công tác khác nhau.
“Những đồng chí công tác tại cơ quan bầu cử, các cơ quan của Đảng được lấy phiếu tín nhiệm định kỳ, đó cũng là kênh để đánh giá, thẩm định đội ngũ cán bộ”- ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay, lần này kể Ủy viên Trung ương tái cử và tham gia lần đầu đều theo quy trình 5 bước rất chặt chẽ.
“Thông qua quy trình 5 bước đã sàng lọc, lựa chọn được những đồng chí đủ tiêu chuẩn, đảm bảo về đạo đức, phẩm chất, lối sống, năng lực, sở trường công tác cũng như triển vọng phát triển”, ông Hầu A Lềnh thông tin.
Đối với quy trình giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Hầu A Lềnh khẳng định “được thực hiện hết sức chặt chẽ”. Trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn bị phương án nhân sự. Trong đó, riêng các trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy trình hai vòng tám bước.
Đầu tiên là lấy phiếu giới thiệu của các Ủy viên Trung ương xem có đặc biệt không, số lượng bao nhiêu và đặc biệt ở vị trí nào với các lãnh đạo chủ chốt và Bộ Chính trị.
Sau đó, Tiểu ban Nhân sự sẽ tiếp thu ý kiến, tổng hợp ý kiến của các Ủy viên Trung ương và báo cáo Bộ Chính trị.
“Bộ Chính trị thảo luận và bỏ phiếu tập thể. Việc bỏ phiếu tập thể để xem xét phương án này có đặc biệt không và số lượng đặc biệt là bao nhiêu. Từ đó, mới bắt đầu xem xét đến nhân sự cụ thể”, ông Hầu A Lềnh nói.
Tiếp đến là báo cáo với Trung ương số lượng đặc biệt, vị trí đặc biệt và nhân sự cụ thể để Trung ương bỏ phiếu. Nếu được tán thành trên 50% số phiếu sẽ chọn nhân sự đó.
“Với quy trình rộng nhưng hết sức chặt chẽ từ Trung ương giới thiệu, sau đó Tiểu ban Nhân sự tổng hợp, Bộ Chính trị xem xét, bỏ phiếu. Đạt yêu cầu của Bộ Chính trị mới ra Trung ương bỏ phiếu. Đó là quy trình đối với nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Những ủy viên Trung ương thuộc trường hợp đặc biệt cũng thực hiện theo quy trình này”, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay.
Quy trình 5 bước được áp dụng đối với những nhân sự đủ điều kiện về độ tuổi, qua nhiều vòng trong hơn một năm qua.
“Còn những nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy viên Trung ương thuộc trường hợp đặc biệt tái cử thì gần đến Trung ương 14 mới xem xét qua hai vòng và tám bước”, ông Hầu A Lềnh thông tin.
Lĩnh vực trọng yếu được phân bổ nhiều Ủy viên Trung ương
Nói về bài toán hài hòa giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, ông Lềnh cho rằng, tiêu chuẩn là quan trọng nhưng cơ cấu cũng phải tính toán hợp lý. Nhưng không vì cơ cấu hạ thấp tiêu chuẩn. Từ tiêu chuẩn để lựa chọn những người xứng đáng.
“Còn yếu tố cơ cấu hay vùng miền, như cơ cấu đại biểu trẻ, nhà tri thức, nhà khoa học, nữ… cũng phải đảm bảo tỷ lệ”, ông Hầu A Lềnh nói.
Toàn cảnh ngày làm việc thứ ba Đại hội XIII của Đảng |
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho biết, quan điểm của Đảng là tất cả lĩnh vực, địa bàn cố gắng có ủy viên Trung ương được Đảng phân công, phụ trách. Lĩnh vực trọng yếu có thể phân bổ số lượng ủy viên Trung ương cao hơn.
Lĩnh vực quan trọng, trọng yếu được xác định là: đối ngoại, an ninh, quân đội, các ngành lĩnh vực quan trọng của đất nước. Mỗi kỳ đại hội đều xác định có những cơ cấu quan trọng, lĩnh vực trọng yếu ở bộ ngành, địa phương. Cơ cấu, số lượng cho từng khu vực này cũng phải hợp lý vì các địa bàn đều quan trọng.
"Ví dụ như quân đội, các quân khu đều có đại diện vào Trung ương. Bên công an, ngoài Bộ trưởng, một số thứ trưởng là ủy viên Trung ương. Bên đối ngoại cũng vậy”, ông Hầu A Lềnh phân tích.
Trong hồ sơ các nhân sự được giới thiệu ra Đại hội có tất cả yếu tố lý lịch trích ngang, quá trình công tác, kê khai tài sản và các cơ quan có thẩm quyền xác nhận những nội dung đó.
Các đại biểu nghiên cứu rất kỹ, nếu có ý kiến gì về trường hợp cụ thể thì các đoàn sẽ tổng hợp, báo cáo Đoàn Chủ tịch. Đoàn Chủ tịch sẽ có trách nhiệm giải trình, báo cáo với Đại hội hoặc với đại biểu đó.
Thu Hằng - Trần Thường - Phạm Hải
Những trường hợp đặc biệt được Trung ương bàn hết sức kỹ lưỡng
Những trường hợp đặc biệt được Ban Chấp hành Trung ương bàn hết sức kỹ lưỡng trước khi trình Đại hội XIII.