【đọc kèo tài xỉu】Kế toán Kho bạc Nhà nước: Nền tảng để thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước
Sau hơn 1 năm thực hiện, lĩnh vực này đã có được những kết quả khích lệ, khẳng định là nền tảng vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng Tổng Kế toán Nhà nước mà KBNN đang được giao thực hiện.
Nhiều cải cách được thực hiện
Báo cáo từ KBNN cho biết, để đáp ứng nhiệm vụ mới, bộ máy kế toán nghiệp vụ của đơn vị đã có những thay đổi phù hợp. Tại KBNN, Vụ Kế toán Nhà nước (KTNN) đã được đổi tên thành Cục KTNN với 4 phòng chức năng (Phòng Quyết toán NSNN; Phòng Báo cáo tài chính Nhà nước; Phòng Thanh toán và Phòng Chế độ). Tại KBNN địa phương, sáp nhập Phòng/Tổ Kho quỹ vào Phòng/Tổ KTNN.
Qua hơn 1 năm thực hiện QĐ26, KBNN đã rất tích cực thực hiện theo mô hình mới bằng việc chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành trao đổi, soạn thảo, hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN), làm cơ sở cho việc KBNN lập BCTCNN sau này. Bên cạnh đó, KBNN cũng đã phối hợp với đơn vị liên quan để chuẩn bị dự thảo thông tư hướng dẫn cũng như khẩn trương chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, hậu cần khác để đảm bảo cho việc lập BCTCNN đầu tiên theo số liệu tài chính năm 2018 theo quy định của Luật Kế toán năm 2015.
Cũng theo QĐ26, KBNN được giao thêm nhiệm vụ tổng hợp, lập quyết toán NSNN hàng năm trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ. Đây là lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này nên không tránh khỏi nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ kế toán KBNN đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để báo cáo, giải trình kịp thời, chính xác, có đủ các cơ sở, căn cứ về tăng bội chi NSNN năm 2014, báo cáo chi tiết theo dự án số giải ngân vốn nước ngoài tăng so với dự toán… đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, được Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2014 đúng thời hạn. Kết quả này đã được Bộ tài chính đánh giá là một thành công của KBNN.
Không chỉ dừng lại ở đó, KBNN còn có nhiều cải cách và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Triển khai thanh toán liên kho bạc tích hợp với Tabmis (Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán trong nội bộ của hệ thống. Thí điểm triển khai Dịch vụ công trực tuyến KBNN tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Đây chính là bước cải cách quan trọng của hệ thống KBNN trong công tác kế toán, thanh toán và kiểm soát chi khi lần đầu tiên áp dụng phương thức giao dịch điện tử. Từ đó góp phần thúc đẩy nhanh việc áp dụng giao dịch điện tử giữa các đơn vị sử dụng NSNN với KBNN bên cạnh phương thức giao dịch chứng từ giấy trực tiếp tại trụ sở, đưa KBNN đến gần với người dân và các cơ quan, đơn vị có quan hệ giao dịch trên mạng Internet.
Còn nhiều khó khăn cần vượt qua
Theo đánh giá từ KBNN, sau hơn 1 năm hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ mới, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn đó nhiều thách thức, khó khăn.
Đơn cử như việc Nghị định về BCTCNN được ban hành mới chỉ là bước khởi đầu bởi BCTCNN là một lĩnh vực mới nên khó cả ở góc độ chuyên môn lẫn triển khai thực hiện. Trong khi đó, thời gian tới, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực tài chính - ngân sách sẽ được triển khai áp dụng đồng loạt, đan xen, công tác hướng dẫn hoặc vận dụng của các cấp, các ngành có thể chưa được đầy đủ, kịp thời nên đòi hỏi việc theo dõi, quyết toán, giải trình phải kịp thời và chính xác. Đặc biệt là đối với các sai phạm về quản lý ngân sách đã được chỉ ra trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Hay như việc triển khai thí điểm thành công dịch vụ công trực tuyến tại 5 tỉnh, thành phố nhưng để triển khai diện rộng trong cả nước thì còn phải hoàn thiện không ít các quy trình, nghiệp vụ mới.
Theo KBNN, đây là những hạn chế nhất định cần phải có giải pháp thực hiện để đảm bảo khả thi, hiệu quả trong thời gian tới đối với công tác kế toán. Thực hiện tốt các nhiệm vụ này sẽ là nền tảng tốt cho việc thực hiện chức năng Tổng Kế toán Nhà nước.
Vân Hà