“Sóng nước Tam Giang” được xem là một cách nhìn mới,ớilạvớilễhộisóngnướthứ hạng của ac ajaccio cách tiếp cận và khai thác rất đặc biệt những giá trị lớn lao của con phá lớn nhất Đông Nam Á, nổi tiếng bởi nguồn tài nguyên phong phú đến bất ngờ và cũng bởi sóng nước hung dữ qua câu ca từng đi vào giấc ngủ bao thế hệ “Thương em, anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Hợp cùng Cầu Hai, phá Tam Giang chiếm tới 48,2% tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam với nguồn tài nguyên được đánh giá là phong phú nhất khu vực Đông Nam Á. Điều tra cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa. Đó là những nguồn lợi thấy rõ và đã hàng trăm năm rồi, việc khai thác đã thành nghề, thành nếp gắn với quá trình tụ cư canh tác, chiếm lĩnh vùng sông nước, khai lập làng xã của nhiều cộng đồng dân cư.
Phải đến “Sóng nước Tam Giang”, những giá trị văn hoá - lịch sử cũng như tâm linh mới được đánh thức và phát lộ. Bên cạnh huyền thoại về người đàn bà họ Trần thông qua lễ tế với những nghi thức đậm nét văn hoá dân gian của vùng cư dân sông nước, cũng trong “Sóng nước Tam Giang” đã lần đầu tiên tổ chức diễn xướng hát bả trạo, một loại hình văn hoá phi vật thể được người dân nơi đây gìn giữ hàng trăm năm nay. Hát bả trạo là hình thức hát có kết hợp múa, diễn xướng (bả: nắm chắc, trạo: mái chèo) do ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó có Thừa Thiên Huế từ lâu đời nay sáng tác ra để biểu diễn trong những ngày hội làng, lễ rước cá Ông (cá voi) hay lễ tế những vị thần, người có công khai canh khai khẩn hay truyền nghề sông nước cho làng. Tuy chỉ mới bắt đầu nhưng sẽ là ấn tượng khó quên đối với bất kỳ ai có dịp tham gia về bến đò Cồn Tộc với một không gian lễ hội đậm nét vùng miền sông nước trong “Sóng nước Tam Giang”.