您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh
【nhận định wolverhampton】Ðể kiểm soát thủ tục hành chính thành công phải truy đến cùng trách nhiệm
Empire7772025-01-11 18:43:40【Ngoại Hạng Anh】1人已围观
简介Cải cách hành chính (CCHC), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) chưa bao giờ được Chính phủ đề cập v nhận định wolverhampton
Cải cách hành chính (CCHC), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) chưa bao giờ được Chính phủ đề cập và xây dựng nhiều mục tiêu, giải pháp thực hiện như hiện nay. Ðiều này thể hiện rất rõ quan điểm, định hướng chỉ đạo trong nhiều năm qua, nhưng trên thực tế hoạt động này còn quá nhiều vấn đề cần bàn về chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện của chính quyền địa phương.
Cải cách hành chính (CCHC), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) chưa bao giờ được Chính phủ đề cập và xây dựng nhiều mục tiêu, giải pháp thực hiện như hiện nay. Ðiều này thể hiện rất rõ quan điểm, định hướng chỉ đạo trong nhiều năm qua, nhưng trên thực tế hoạt động này còn quá nhiều vấn đề cần bàn về chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện của chính quyền địa phương.
Nếu thực hiện giải pháp thống kê đơn giản cũng rất dễ dàng nhận thấy rằng, trong những năm qua, Chính phủ ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC với hàng loạt các mục tiêu được đặt ra mang tính khả thi cao. Trong những mục tiêu đó, có thể nói đến Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Quyết định số 09 xây dựng cơ chế một cửa, một cửa liên thông về TTHC, Chỉ thị 13 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC; đồng bộ giữa CCHC với xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a của Chính phủ…
Bên cạnh đó còn xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng thông qua Chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và Chỉ số PAPI (hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) được xem là 2 trụ cột quan trọng đo lượng chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách và kiểm soát TTHC.
Với hệ thống mục tiêu như vậy mà nền hành chính của chúng ta vẫn vận hành gấp khúc, thiếu đồng bộ và tính thông suốt, trì trệ, chất lượng, hiệu quả không cao, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp… là vấn đề cần được quan tâm, suy nghĩ để tìm giải pháp tháo gỡ.
Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, CCHC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp… ngày 16/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu tiếp tục đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục về đất đai; đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hoá thủ tục vay vốn; rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; không hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự; nghiên cứu, đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân trong một số lĩnh vực; chủ tịch UBND cấp tỉnh phải đối thoại trực tiếp cộng đồng doanh nghiệp mỗi năm 2 kỳ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt… Ðây là chủ trương mang tính đột phá để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận và đánh giá rất cao những giải pháp này, tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đón nhận với tâm trạng hoài nghi: “Liệu nó có biến thành hành động thực tiễn hay không?”.
Những hoài nghi của công dân, cộng đồng doanh nghiệp không phải là không có lý, vì nhiều chủ trương, giải pháp được Chính phủ đặt ra trong những năm qua vẫn chưa trở thành hiện thực, người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ việc tiếp cận, thực thi TTHC trên lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, đấu thầu, đấu giá, tín dụng và nạn tham nhũng trong bộ máy công quyền… vẫn đang hiện hữu.
Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, tiếp tục thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ về sự đổi mới thật sự, tạo động lực thúc giục cộng đồng doanh nghiệp chủ động tham gia tích cực hơn nữa vào tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh. Song hành cùng Nghị quyết 35 còn có Nghị quyết 19, Nghị quyết 36a năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, các chính sách này có mối quan hệ mật thiết với nhau trên nền tảng kế thừa và được ban hành trên nền tảng của Nghị quyết 19. Bài học kinh nghiệm về hạn chế lớn nhất đã qua là chúng ta chưa xây dựng và thực thi đầy đủ, hiệu quả cơ chế giám sát trong quá trình thực hiện.
Ðể thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm không hề đơn giản. Nhưng dù có khó khăn đến mấy chúng ta vẫn phải thực hiện, vì đây là mục tiêu quan trọng trong tiến trình đổi mới của từng địa phương và của cả quốc gia. Ðể làm được điều này, cần xác định đúng và có giải pháp thực hiện sáng tạo, trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp điều kiện vùng, miền của từng mục tiêu đã nêu trong nghị quyết. Vấn đề còn lại là xây dựng cơ chế trách nhiệm trong thực thi và truy trách nhiệm đến cùng. Xử lý trách nhiệm phải kiên quyết, không xử lý dưới hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm” mang tính quen thuộc, lối mòn, theo kiểu vừa đánh, vừa xoa, dung hoà lợi ích không có trong bất cứ quy định pháp luật nào, làm cho việc thực thi Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đúng đầu trong cơ quan hành chính Nhà nước không phát huy hiệu quả trên thực tế.
Cùng đồng hành với các cơ quan Nhà nước còn có việc phát huy vai trò chủ động của công dân và cộng đồng doanh nghiệp, đừng chờ đợi, hãy chủ động, kiên quyết yêu cầu bộ máy công quyền phải thay đổi, lấy người dân, cộng đồng doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ chứ không coi người dân, doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra, kiểm soát. Sự kỳ vọng và chia sẻ của công dân, cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đến những quyết định chính sách, đặc biệt là yêu cầu đổi mới về chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến công dân, doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Dù chủ trương có đúng đến đâu, nhưng không được thực thi nghiêm túc thì cũng không tới được người dân và doanh nghiệp. Công dân, doanh nghiệp có công cụ quan trọng được thực hiện và được bảo hộ, đó là: “Quyền phản ánh, kiến nghị được quy định tại Nghị định 20 của Chính phủ”, nhưng đã qua chưa được vận dụng thực hiện trên thực tế. Ðã đến lúc công dân, doanh nghiệp từ bỏ thói quen chịu đựng sự bất công, bất bình đẳng, không sợ hãi với nỗi sợ bị để ý, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị.
Chúng ta hy vọng rằng, sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, với phương thức lãnh đạo kỳ quyết, sáng tạo thông qua các mục tiêu, giải pháp mang tính khả thi, cùng với sự cộng hưởng, đồng hành của người dân, doanh nghiệp thì sự thành công của tiến trình đổi mới về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhất định sẽ thành công./.
Phạm Quốc Sử
很赞哦!(17447)
相关文章
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- 40 hội viên người mù được hỗ trợ vay vốn
- Mức đóng bảo hiểm y tế sẽ tăng ra sao từ đầu tháng 7
- Khuyến khích người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế
- Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- Vấn đề quyền con người dưới tác động của công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay
- Công phu và khó như nghề đúc tượng
- Thị xã Long Mỹ: Biểu dương 46 gia đình văn hóa tiêu biểu
- Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- Hàng ngàn vụ xâm hại tình dục trẻ em mỗi năm
热门文章
站长推荐
Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
Huyện Châu Thành A: Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm
Cà Mau: 5 thuyền viên bị bỏng trong vụ nổ máy tàu cá
Cầu kênh Thầy Ba hư hỏng nặng
Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
Ngành bảo hiểm xã hội có nhiều nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin
Thị xã Ngã Bảy: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 73,39%
Thành phố Vị Thanh: 25 học viên được đào tạo nghề kỹ thuật xây dựng
友情链接
- Khai trương trung tâm tiêm chủng vắcxin VNVC công viên Thanh Lễ
- Ngành Y Tế Tp.Thủ Dầu Một: Chủ động phòng chống bệnh nCoV
- Dịch corona: Hà Nội đang cách ly, theo dõi chặt chẽ 11 trường hợp
- 9 tháng, có hơn 4.335.000 lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Hội thảo phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao
- Mang nụ cười đến với người khuyết tật
- Thành lập Chi hội Nam y Bình Dương
- Chung cư AZThăng Long đổi kiếp thành nhà xã hội
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid
- Phòng tránh gánh nặng về dị tật bẩm sinh và di truyền