【soi kèo chelsea vs aston villa】Lính thời bình
Viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc,soi kèo chelsea vs aston villa những người lính thời bình đã và đang ra sức đóng góp cho quê hương bằng những việc làm nghĩa tình, đậm tính nhân văn.
Mỗi lần nghe ai đó nhắc về chiến tranh, ông Cự (phải) lại bỗng thấy nghẹn ngào.
Vẹn nguyên trách nhiệm với quê hương
Những cây cầu bê tông chắc chắn được thay cho cây cầu tre, cầu ván, con đường sình lầy ngày nào giờ được thay bằng những con lộ bê tông thẳng tắp, nhiều ngôi nhà tình thương dành cho các hộ khó khăn cũng được dựng lên ở những xóm nghèo… đây là hình ảnh rất dễ bắt gặp khi về quê hương anh hùng Long Mỹ. Để có được sự thay da đổi thịt này, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của những người từng một thời gắn bó với chiến tranh. Giữa cái nắng gay gắt của những ngày cuối tháng 4, chúng tôi có dịp tìm gặp ông Trương Văn Bé (Năm Bé), 73 tuổi, thương binh 3/4, ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ.
Nhắc lại những ký ức chiến tranh, ông Năm Bé bùi ngùi kể: “Năm 17 tuổi là tôi đã tham gia cách mạng rồi, lúc đầu tôi làm ở pháo binh Cần Thơ, sau đó được phân công làm bộ đội chiến đấu. Năm 1968, chiến tranh ác liệt, đơn vị vào trung tâm Cần Thơ chiến đấu, đánh xong anh em kẻ còn người mất, không thì cũng thương tật rất nặng. Riêng bản thân tôi, sau trận đánh đó một bên chân cũng chẳng thể đi lại bình thường. Sống trong thời chiến, chứng kiến sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, nên khi hòa bình lập lại, tôi đã cùng một số anh em ở địa phương cùng nhau đi vận động để xây dựng quê hương”. Đi lại cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng đôi chân ấy đã lặn lội nhiều nơi đi vận động xây cầu, làm đường… Với ông, còn được cống hiến cho chính quê hương mình, đã là niềm vui rất lớn.
Cũng cùng tuổi già như ông Bé, ở cái tuổi 75, ông Cao Văn Lanh (Hai Lanh), ở xã Vĩnh Viễn, vẫn ngày ngày lặn lội đi xin từng phần quà để tặng cho những hoàn cảnh khó khăn. Nhìn ra hàng bạch đàn trước nhà, ông Hai Lanh tâm sự: “Thời chiến, tôi tham gia làm giao liên và hậu cần vận chuyển hàng hóa để hỗ trợ anh em chiến đấu. Nhớ nhất là có lần đang chở hàng hóa, thì phát hiện một trái bom cách đó khoảng 2-3m. Tôi với anh em ai cũng hồi hộp, nhưng rất may đó là bom lép không nổ, nếu mà nó nổ chắc chết hết rồi. Rồi khi đất nước không còn bóng giặc ngoại xâm, thấy quê hương và đời sống của bà con mình khó khăn quá, nên tôi mới nói với gia đình cho tôi chặt vườn bạch đàn, mãng cầu để tôi đi cất nhà cho những hộ khó khăn hoặc ai có cần cây cất nhà, bắc cầu đến đây tôi cho”.
Không chỉ vậy, khi thấy đường sá sình lầy, cầu kỳ đi lại khó khăn, ông Hai Lanh đã cùng vợ tìm đến người quen, để vận động kinh phí về làm đường, xây cầu phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con. Nhờ vậy, học sinh trên địa bàn đã có điều kiện để đến trường, được học con chữ như bạn bè đồng trang lứa. Vợ chồng ông Hai Lanh thường xuyên vận động quà để tặng cho người cao tuổi, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Còn hơi thở, còn đóng góp cho quê hương
Những ngày này, ông Nguyễn Văn Cự, 80 tuổi, ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, người từng gắn bó với công tác y tế trong thời chiến, lại thấy nhớ về những đồng đội, chiến sĩ bị thương tật hoặc đã hy sinh do thiếu điều kiện để chữa trị. Từng sống trong gian khổ của chiến tranh, nên ông luôn có một tình cảm đặc biệt dành cho những hoàn cảnh khó khăn. Ông Cự bộc bạch: “Hồi đó, mỗi lần giặc đánh xong là bộ đội ta bị thương nhiều lắm, nên dường như tôi tiếp xúc với máu rất nhiều. Có hôm, cầm đèn để cho các bác sĩ mổ hơn cả tiếng đồng hồ luôn. Chúng tôi quý lắm cái tình, cái nghĩa của bà con mình dành cho nhau. Nhiều người thấy thuốc men phục vụ cho công tác y tế còn khó khăn, nên mỗi người cũng mua ít món để hỗ trợ anh em”.
Khi đất nước hòa bình, ông Cự được địa phương đưa đi học y sĩ ở U Minh, Cà Mau. Khi đã có trình độ vững vàng, ông được cử về làm cán bộ y tế ở các xã khó khăn. Từ sau khi tiếp thu, ông Cự hay tổ chức cấp phát thuốc miễn phí, chữa bệnh cho những người có hoàn cảnh khó khăn ngay tại nhà. Thời trẻ là thế, còn ngày nay khi đã bước sang cái tuổi 80, hàng năm ông Cự vẫn cố gắng liên hệ với các mạnh thường quân để vận động gạo, tiền, nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. “Còn đi được tôi sẽ còn cùng địa phương chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, để bà con quê mình có cuộc sống no đủ hơn”, ông Cự chia sẻ thêm.
Từng trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai thời kỳ đấu tranh của dân tộc, ở cái tuổi 93, đáng lẽ ông Dương Văn Phước, ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, đã được nghỉ ngơi hưởng phước của con cháu. Tuy nhiên, ông đã chọn gắn bó cuộc đời còn lại của mình với những hoạt động vì quê hương, vì xã hội. Tham gia hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông Phước thấm thía lắm nỗi thống khổ của người dân khi phải từng ngày, từng giờ hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh. Với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, ra đi chẳng hẹn ngày trở về chỉ mong giành lấy độc lập cho dân tộc trong một trận đánh ở khu vực bốt số 10 (thuộc huyện Châu Thành ngày nay), ông Phước đã cùng một phân đội chỉ có 7 người, nhưng đã hạ được một trung đội của giặc. Ông nhớ đã bắn chết được 17 tên và bắt sống được 3 tên...
Ông Phước cho biết: “Sống chết cũng nhờ cách mạng, mà mình may mắn còn sống nên giúp đỡ được mọi người là niềm vui rất lớn. Nhớ hồi mới tiếp thu dân mình còn nghèo lắm, khi đó tôi mới đi xin cây vận động mọi người xây nhà tình thương cho những hoàn cảnh khó khăn. Nhà tôi thời đó cũng được cả chục công đất, mỗi vụ thu hoạch khoảng 400-500 giạ lúa, thấy bà con khó khăn quá tôi cũng lấy lúa ở nhà chà gạo cho bà con. Đối với một ông lão gần đất xa trời như tôi, chia sẻ giúp đỡ được một hoàn cảnh khó khăn là niềm hạnh phúc rất lớn ở cái tuổi xế chiều này rồi”. Bên cạnh những ngôi nhà tình thương khang trang được xây dựng nên, ông Phước còn là mạnh thường quân có nhiều đóng góp trong việc cùng địa phương vận động xây dựng cầu, đường, trường, trạm.
Những ngày này, ký ức tháng 4 năm nào như ùa về với ông Năm Bé, ông Hai Lanh hay ông Cự, ông Phước… để mỗi người bồi hồi nhớ lại chiến trường, đồng đội xưa. Rồi cảm thấy tự hào khi đất quê hương của mình đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống của bà con nghèo không còn vất vả, lam lũ như xưa.
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN