【kết quả bóng đá trận brazil】“Soi” nợ xấu các ngân hàng
Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng
Khả năng sinh lời của các ngân hàng đã cải thiện rất mạnh trong vài năm qua,Soikết quả bóng đá trận brazil nên trong quý đầu năm 2018, nhiều ngân hàng đã công bố các chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) và ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn) ở mức cao nhờ vào điều kiện kinh tế thuận lợi cùng hướng phát triển theo kịp xu thế thị trường. Do đó, mục tiêu lợi nhuận trong năm 2018 của nhiều ngân hàng lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng không còn là chuyện đơn lẻ. Tuy vậy, tâm lý “không chủ quan” sẽ không thừa đối với lãnh đạo nhiều ngân hàng khi con số nợ xấu có dấu hiệu gia tăng.
Theo báo cáo tài chính riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), kết thúc quý I/2018, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, các chỉ số khác đều có mức tăng khả quan. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 3/2018, ngân hàng này đang có trên 10.276 tỷ đồng nợ nhóm 3,4,5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn), tăng khoảng 14,48% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ xấu) ở mức 6.665 tỷ đồng, tăng 28,5% so với đầu năm. Mặc dù, tỷ lệ nhóm nợ xấu của VietinBank chỉ chiếm 1,25% tổng dư nợ, nhưng con số tăng trưởng nêu trên cũng đáng để ngân hàng này thận trọng hơn trong chiến lược kinh doanh.
Một ngân hàng khác cũng có “bóng ma” nợ xấu là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Báo cáo tài chính riêng lẻ quý I/2018 của ngân hàng này cũng cho thấy, nợ có khả năng mất vốn tăng gần 5% so với đầu năm, từ 2.761 tỷ đồng lên 2.899 tỷ đồng, đã tăng hơn 1.140 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Nói về nguyên nhân của tình trạng này, ban lãnh đạo SHB cho rằng, do quy mô hoạt động của ngân hàng tăng lên, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng nên nợ dưới tiêu chuẩn cũng tăng hơn nếu so sánh bằng số tuyệt đối. Ngoài ra, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều khách hàng của SHB dù có dư nợ tại SHB đủ tiêu chuẩn nhưng phát sinh nợ dưới chuẩn tại tổ chức tín dụng khác nên SHB cũng phải chuyển nhóm nợ đối với khách hàng đó.
Ngoài 2 cái tên kể trên, danh sách ngân hàng có khối lượng nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn trong những tháng đầu năm 2018 tăng lên còn được nối dài với những tên tuổi như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với trên 7.894 tỷ đồng nợ nhóm 3,4,5, tăng 27% so với đầu năm, trong đó khoản nợ nhóm 3 tăng vọt từ trên 684 tỷ đồng lên gần 2.009 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với các khoản dư nợ nhóm 3,4,5 lên tới trên 1.117 tỷ đồng, tăng cao khoảng 29,2% so với mức trên 864 tỷ đồng của cuối năm 2017…
Không còn đáng lo ngại?
Để giải bài toán nợ xấu, tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), trích lập dự phòng đã được tăng cường tới 19,5% so với cùng kỳ, trong đó trích lập dự phòng mới đối với khoản vay nội bảng tăng gấp 5 lần so với quý I/2017. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này vẫn tăng lên 1,4% từ mức 1,2% vào cuối năm 2017. Ngoài ra, số nợ xóa trong quý đầu năm 2018 đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2017. Do đó, ngân hàng này cần nhiều bước tiến để có thể xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.
Một ngân hàng khác cũng cần thận trọng trong việc lập kế hoạch xử lý nợ xấu là Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank). Cuối tháng 4/2018, Đại hội đồng cổ đông của HDBank và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã đồng ý sáp nhập. Tuy nhiên, PG Bank là một ngân hàng nhỏ với khối lượng nợ xấu tuy chỉ còn chiếm 3,3% trong năm 2017 bằng cách xóa nợ và bán nợ cho VAMC, nhưng tỷ lệ tài sản có vấn đề vẫn ở mức cao với tổng nợ xấu và trái phiếu VAMC chiếm tới 13,7% tổng dư nợ. ROE giảm xuống còn 1,8% trong năm 2017 do gánh nặng trích lập dự phòng cho nợ xấu. Vì thế, nếu việc sáp nhập hoàn thành, nhiều ý kiến lo ngại về gánh nặng nợ xấu cho HDBank. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nợ xấu sẽ ở mức có thể xử lý được do HDBank có đủ tiềm lực tài chính để giải quyết dựa trên triển vọng tăng trưởng thuận lợi của ngân hàng cùng việc khách hàng mở rộng đáng kể sau sát nhập.
Có thể thấy, cuộc chiến với nợ xấu của các ngân hàng thương mại còn rất “dai dẳng”. Nên cuối tháng 1/2018, NHNN đã có văn bản hối thúc các tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực xử lý nợ xấu, triển khai hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Do đó, các ngân hàng đã chủ động đẩy nhanh tiến độ, áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu hiệu quả, giúp thu về hàng nghìn tỷ đồng. Theo lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), chỉ riêng năm 2017, ngân hàng này đã xử lý được hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Mặc dù số nợ xấu còn nhiều nhưng lãnh đạo ngân hàng này vẫn khẳng định sẽ hoàn thành tái cơ cấu ngân hàng cùng việc đưa ra lộ trình chi tiết cho hoạt động xử lý nợ xấu, dự kiến sẽ xử lý ít nhất 15.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2018. Tương tự, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, năm 2018, SCB dự kiến sẽ thu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC trong năm 2018 là khoảng 4.300 tỷ đồng...
Mặc dù khối lượng lớn nợ xấu vẫn còn đeo bám và có nguy cơ gia tăng, nhưng các chuyên gia vẫn lạc quan khi cho rằng, với mức tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng tài sản, dự phòng rủi ro của ngành ngân hàng hiện nay sẽ khiến nợ xấu không còn đáng lo ngại, nhất là khi nợ xấu đã có “gậy” Nghị quyết 42 xử lý. Tuy nhiên, một số ngân hàng nhỏ cần thận trọng khi tiềm lực và đối tượng cho vay có những rủi ro nhất định.