Tham gia lớp đào tạo này có 70 học viên đến từ 31 đơn vị vụ,Ápdụngchươngtrìnhmớiđốivớiđàotạonghiệpvụhảtỷ số ngày hôm nay cục thuộc Tổng cục Hải quan. Theo kế hoạch, cuối năm 2017, Trường Hải quan Việt Nam di chuyển trụ sở về Hưng Yên do đó, lớp nghiệp vụ cho công chức tuyển mới khóa 41 không chỉ là lớp đào tạo cuối cùng theo chương trình cũ mà còn là lớp nghiệp vụ cho công chức tuyển mới cuối cùng được đào tạo tại trụ sở 162 Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Hà Nội
Theo ông Nguyễn Đình Phiên, từ đầu năm đến nay, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được 24 lớp với 1.159 lượt CBCC của ngành Hải quan và đây là lớp nghiệp vụ hải quan cho công chức tuyển mới cuối cùng được đào tạo theo khung chương trình cũ.
Chương trình đào tạo nghiệp vụ hải quan tổng hợp là chương trình đào tạo trọng điểm của Trường, đây là chương trình đào tạo đầu tiên dành cho cán bộ, công chức hải quan mới vào Ngành. Với đặc thù chương trình là đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức tổng quan, cơ bản nhất về nghề nghiệp Hải quan cho các đối tượng là công chức mới vào Ngành nên học viên tham dự khóa học đa số có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ.
Do đó, nhằm đưa công tác đào tạo của ngành Hải quan đi vào chiều sâu và khẳng định vai trò đào tạo không thể thiếu của Trường Hải quan Việt Nam trong ngành Hải quan, ông Nguyễn Đình Phiên cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các kiến thức mới vào chương trình đào tạo phù hợp với thực tế để học biên nắm bắt sâu các kiến thức để áp dụng hiệu quả vào công việc hiện tại sau khi học tại đơn vị công tác.
Đồng thời, nhà trường tiếp tục triển khai các nội dung của Quyết định 188/QĐ-TCHQ ngày 2/2/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về quy chế hoạt động công vụ của hải quan Việt Nam vào các bài giảng dành cho công chức tuyển mới. Cụ thể hóa quy chế hoạt động công vụ của Tổng cục Hải quan đối với cán bộ giảng viên Nhà trường cũng như học viên, đảm bảo quy chế được thực hiện một cách nghiêm túc trong môi trường Nhà trường.