Empire777

Nhạc sĩ Quốc Trung tham luận tại hội thảo. Ảnh: Bảo HiếuNhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Quốc Tr bd trực tiếp

【bd trực tiếp】Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài

Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài
Nhạc sĩ Quốc Trung tham luận tại hội thảo. Ảnh: Bảo Hiếu

Nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Quốc Trung là một trong những chuyên gia tham luận tại Hội thảo thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”. Nam nhạc sĩ cho rằng, để phát triển và mang lại lợi ích kinh tế, tất cả các ngành nghề, bao gồm cả văn hóa, đều cần có sự đầu tư, xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược rõ ràng. Việc xác định mục tiêu đầu tư và các mục tiêu cần đạt được cho từng giai đoạn phát triển là rất quan trọng.

"Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư vào văn hóa, mặc dù chưa nhiều, nhưng dự kiến trong tương lai, mức đầu tư sẽ còn tăng hơn nữa. Tuy nhiên, một vấn đề dễ nhận thấy là việc đầu tư thường diễn ra một cách dàn trải, thiếu tập trung và đồng bộ. Đặc biệt, là thiếu mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách khách quan. Nếu không đánh giá đúng, chúng ta sẽ không thể xây dựng chiến lược phù hợp và xác định chính xác những mục tiêu cũng như khu vực cần đầu tư…", nhạc sĩ Quốc Trung cho biết.

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, khoảng cách và sự đồng cảm giữa cơ quan quản lý và nghệ sĩ sáng tạo hiện nay là khá lớn, nó tạo nên một rào cản kìm hãm sự phát triển. Ông nhấn mạnh “Tất cả những yếu tố này dẫn đến tình trạng mặc dù Nhà nước đã và đang đầu tư, nhưng những người làm văn hóa, nghệ sĩ vẫn cảm thấy thiếu thốn, và không có cơ hội tiếp cận hay sử dụng những nguồn lực đầu tư đó. Nhóm giải pháp cần tập trung vào các vấn đề đầu tư xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng, năng lực của đội ngũ sáng tạo. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cả cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước để có thể đồng cảm hơn, hợp tác hiệu quả, cùng tạo ra được môi trường thúc đẩy sáng tạo”.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài về các chiến lược xây dựng công nghiệp sáng tạo. Bằng những chính sách phát triển và quản lý tiên tiến, bền vững, chúng ta xây dựng một nền công nghiệp sáng tạo. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cả cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước để có thể đồng cảm hơn, hợp tác hiệu quả, cùng tạo ra được môi trường thúc đẩy sáng tạo.

Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài
TS. Nguyễn Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu

TS. Nguyễn Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

“Để văn hóa phát triển mạnh mẽ và bền vững, cần sự tham gia của nhiều nguồn lực. Việc đầu tư và tài trợ cho văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Chúng ta cần xây dựng một môi trường thuận lợi với những chính sách rõ ràng và cụ thể để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, từ đó hình thành các quỹ hỗ trợ văn hóa bền vững nhằm phát triển văn hóa một cách đồng bộ và hiệu quả…”, TS. Nguyễn Thế Hùng khẳng định.

Theo TS. Nguyễn Thế Hùng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết. Nhiều quốc gia đã thành công trong việc vận dụng các mô hình đầu tư và tài trợ văn hóa như: Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...

Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài
TS Jérémy Segay, Tuỳ viên nghe nhìn khu vực Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là một trong những chuyên gia tham luận tại hội thảo

Chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện công nghiệp văn hóa bằng đầu tư vào điện ảnh, TS Jérémy Segay, Tuỳ viên nghe nhìn khu vực Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đưa ra những con số ấn tượng, mỗi năm điện ảnh Pháp có hơn 700 bộ phim ra đời, tương đương với mỗi ngày nền điện ảnh Pháp sẽ cung cấp 2 bộ phim cho công chúng với giá vé trung bình xem một bộ phim tương đương khoảng 200.000 đồng Việt Nam. Để có được kết quả khả quan như vậy ở Pháp có 4 hệ thống cơ chế hỗ trợ cho điện ảnh từ cơ chế công đến các Quỹ hỗ trợ và sự đầu tư của doanh nghiệp cho điện ảnh nói riêng và văn hóa nói chung. Đặc biệt, các hãng truyền hình ở Pháp phải đầu tư ngược trở lại cho việc sản xuất các phim truyền hình cũng như phim điện ảnh.

Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam cũng có những phân tích từ những dự án đã và đang phối hợp thực hiện tại Việt Nam để đưa ra những gợi ý những việc cần làm để phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội. Đó là xây dựng các không gian văn hóa mới, kết nối mạng lưới giữa các không gian sáng tạo, đề xuất tổ chức các sự kiện như lễ hội, hoạt động nghệ thuật, phát triển các dịch vụ sáng tạo bao gồm khu lưu trú cho nghệ sĩ, cho thuê không gian phục vụ các hoạt động sáng tạo hoặc tổ chức sự kiện, phát triển các khu vực đa chắc năng và hỗ trợ cho nghệ sĩ, người sáng tạo…

Nhạc sĩ Quốc Trung: Việt Nam cần tham khảo và hợp tác nhiều hơn từ các chuyên gia nước ngoài
Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam tham luận Công nghiệp văn hóa, du lịch và di sản; chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị cho Hà Nội. Ảnh: Bảo Hiếu

Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam” đã cung cấp cho công chúng góc nhìn toàn diện và sát với thực tế về các nhóm vấn đề như vai trò và sự cần thiết của hoạt động đầu tư và tài trợ cho văn hóa; những nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và kinh nghiệm về đầu tư, tài trợ cho văn hoá ở một số quốc gia, từ đó, gợi mở các hướng áp dụng cho Việt Nam; trao đổi về thực tiễn hoạt động đầu tư, hỗ trợ tài chính từ khu vực công, tư và đóng góp từ các nguồn đa dạng khác cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo ở Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian qua, cũng như trong mục tiêu định vị thương hiệu của địa phương.

Những vấn đề đặt ra tại hội thảo không chỉ dừng lại ở diễn đàn mà sẽ trở thành một phần của quá trình vận động và xây dựng, thực thi có hiệu quả các chính sách về đầu tư công cho văn hóa, cũng như đối với việc khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tham gia, đóng góp, chung tay đầu tư cho ngành văn hóa từ khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức quốc tế và các cá nhân trong thời gian tới, nhằm đề ra các giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và tài trợ cho văn hóa tại Việt Nam.

Ngày mai (9/12), diễn ra Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”Ngày mai (9/12), diễn ra Hội thảo khoa học “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap