【kết quả bóng đá thai lan hôm nay】Mỹ hủy bỏ DACA, nhiều người hoang mang
Mới đây,ỹhủybỏDACAnhiềungườkết quả bóng đá thai lan hôm nay Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ hủy bỏ Đạo luật Tạm hoãn thi hành việc trục xuất những người đến Mỹ từ khi còn nhỏ (DACA) được thông qua vào năm 2012. Điều này đã làm cho hàng trăm nghìn người dân sống tại Mỹ hoang mang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nguồn: AFP/TTXVN
Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định loại bỏ một chương trình cấp giấy phép làm việc cho những người tới Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ vị thành niên theo DACA. Nếu điều này diễn ra thì có hàng trăm nghìn người đang sống tại Mỹ nằm trong diện này có nguy cơ bị trục xuất. Bởi lẽ, chương trình DACA được thông qua theo mệnh lệnh hành chính năm 2012 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Chính sách này đã bảo vệ gần 800.000 trẻ vị thành niên, thường được gọi là “Dreamers” vì là đối tượng được bảo vệ theo dự luật DREAM (Phát triển, Trợ giúp và Giáo dục cho Trẻ vị thành niên nước ngoài) được đề xuất từ năm 2001, khỏi bị trục xuất. Chương trình này cho phép những người nhập cư dưới 31 tuổi đến Mỹ từ khi còn là một đứa trẻ có thể nộp đơn xin hoãn trục xuất, có nghĩa là chính phủ sẽ không trục xuất họ trong vòng 2 năm và cho họ cơ hội làm việc hợp pháp ở Mỹ. Những người này có thể tái nộp đơn xin DACA nếu họ vẫn đáp ứng được yêu cầu. Cơ quan di trú và công dân sẽ quyết định từng trường hợp có thể ở lại Mỹ hay không. Tuy nhiên, quyết định này của ông Trump cũng dành cho Quốc hội Mỹ thời gian 6 tháng để tìm ra dự luật thay thế.
Phản ứng trước quyết định trên, mới đây các bang New York và Washington (Mỹ) tuyên bố sẽ kiện Tổng thống Donald Trump nếu như ông hủy bỏ chương trình DACA. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo, trong một tuyên bố chung với Tổng chưởng lý của bang này Eric Schneiderman, khẳng định: “Hành động của tổng thống sẽ đảo lộn cuộc sống của hàng trăm nghìn thanh niên coi nước Mỹ là ngôi nhà của mình”. Cùng quan điểm trên, trong một tuyên bố riêng rẽ, Tổng chưởng lý bang Washington, ông Bob Ferguson tuyên bố: “Sẽ sử dụng tất cả các công cụ pháp lý có trong tay để bảo vệ hàng nghìn người”. Ông Ferguson và Schneiderman nằm trong số 20 tổng chưởng lý hồi tháng 7 đã gửi thư cảnh báo ông Trump rằng họ sẽ bảo vệ chương trình này “bằng mọi biện pháp có thể”.
Trước đó, cùng với các lãnh đạo doanh nghiệp và nhiều người dân, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump đừng bãi bỏ một chương trình DACA. Ông Ryan và Thượng nghị sĩ lâu năm Orrin Hatch, cả hai đều thuộc Đảng Cộng hòa, đã cùng một nhóm nhà lập pháp lên tiếng chống lại việc bãi bỏ DACA vốn lâu nay là mục tiêu phê phán của những người có chủ trương bảo thủ về người nhập cư. Ông Ryan cho biết: “Tôi thực sự không nghĩ rằng ông Trump sẽ làm điều đó, và tôi tin rằng đây là điều Quốc hội phải sửa chữa”. Ông nhấn mạnh: “Những bạn trẻ này không biết đất nước nào khác ngoài nước Mỹ, những người này đã được cha mẹ của họ đưa đến và không biết quê hương nào khác cả. Và vì vậy tôi thực sự tin rằng cần có một giải pháp lập pháp. Đó là điều mà chúng tôi đang giải quyết. Và tôi nghĩ chúng tôi muốn cho mọi người an tâm”. Về phần mình, Thượng nghị sĩ O.Hatch cho rằng bãi bỏ chương trình DACA sẽ làm phức tạp hơn nữa hệ thống nhập cư của Mỹ vốn đang rất cần cải cách.
Còn Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Đảng Dân chủ (DNC) Tom Perez cho rằng việc chấm dứt DACA là một hành động đáng hổ thẹn về mặt đạo đức. Theo ông, Mỹ là quốc gia duy nhất mà thế hệ “Dreamers” này gọi là quê cha đất tổ và họ “không đáng bị đẩy lùi vào bóng tối”.
Thực chất của tuyên bố DACA là bước tiếp theo của ông Trump trong quá trình thực thi chương trình hành động của mình khi vận động tranh cử. Hay nói một cách khác đây là sự bốc đồng của ông Trump trong cam kết sẽ hủy bỏ các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Obama về di dân. Giới quan sát nhận định, nếu thực thi DACA không chỉ gây xáo trộn cuộc sống của nhiều cư dân đang sinh sống tại Mỹ làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế mà còn giảm uy tín của chính quyền ông Trump trong mắt cộng đồng quốc tế.
HN tổng hợp