Qua thống kê,àNộiNơitiêuthụvàtrungchuyểnhànglậsố áo hazard trong khoảng 1 năm vừa qua có gần 2.000 DN đăng ký thủ tục NK thực phẩm chức năng, với kim ngạch hơn 300 triệu USD/năm. Qua đấu tranh, hàm lượng của thực phẩm chức năng đúng nhãn hiệu, đúng tiêu chuẩn các nước G7 (Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu) chỉ chiếm 3%. Còn lại số mặt hàng qua giám định, thẩm định có hàm lượng thấp chỉ chiếm 1/3, thậm chí làm giả nhãn mác của các nhà sản xuất từ các nước G7.
“Bật đèn xanh” cho hàng lậu
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên công tác này vẫn còn bộc lộ những tồn tại ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau. Xuất hiện các phương thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt động tạo thành các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm có sự câu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu nậu trên khu vực biên giới và trong nội địa. Các đối tượng sử dụng chứng từ quay vòng để vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu; gian lận trong kê khai NK hàng hóa (kê khai hàng hóa NK sai về mã số, trị giá và số lượng), thậm chí thay đổi về quy mô và hình thức vận chuyển, địa điểm tập kết hàng hóa, cũng như cửa khẩu NK.
Thống kê từ 15-12-2013 đến 25-7-2014, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP. Hà Nội đã tiến hành 19.960 lượt kiểm tra, xử lý 9.414 vụ, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2013; đã khởi tố hình sự 31 vụ, với 34 bị can. Trong đó có 1.445 vụ hàng cấm nhập lậu; 1.015 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ; 5.188 vụ gian lận thương mại và 1.766 vi phạm khác liên quan. Tổng số tiền phạt hành chính, bán hàng tịch thu và nộp vào ngân sách Nhà nước là 1.283,6 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là quần áo, giầy dép, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy; đồ chơi trẻ em, hóa mỹ phẩm các loại, gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm…
Ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Sở Công an TP. Hà Nội đánh giá, qua công tác nắm tình hình của lực lượng Công an, TP. Hà Nội vừa là nơi tiêu thụ, vừa là điểm trung chuyển hàng lậu. Hàng lậu được vận chuyển trên các tuyến Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai về Hà Nội, sau đó vận chuyển đi các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Chung, từ đầu tháng 7-2014, đơn vị đã xây dựng kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt tập trung vào 2 trung tâm lớn gồm: Chợ Đồng Xuân và chợ Ninh Hiệp. Qua đấu tranh, lượng hàng hóa xuất xứ Trung Quốc buôn bán tại các chợ giảm so với năm 2013, ngược lại hàng hóa sản xuất từ nội địa tăng lên. Nguyên nhân là do từ đầu tháng 5-2014 đến nay, các lực lượng chức năng phía Trung Quốc gia tăng kiểm soát hàng hóa vận chuyển qua đường tiểu ngạch. Tuy nhiên phía Trung Quốc lại “bật đèn xanh” cho các công ty, lực lượng chức năng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)… để giúp các DN trốn thuế một cách hợp pháp. Từ đầu năm đến nay, lực lượng Công an xử lý và thu giữ hàng vi phạm trị giá gần 20 tỷ đồng gồm: Mũ bảo hiểm giả, thực phẩm chức năng không đạt chuẩn…
Kiểm soát chặt đầu ra
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, chống hàng giả cần tập trung kiểm soát ngay từ biên giới và kiểm soát chặt đầu ra. Trước mắt cần tập trung vào một số mặt hàng trọng điểm. Đơn cử như thuốc lá ngoại nhập lậu, mỗi năm có khoảng 700 triệu bao thuốc lá nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam, gây thất thoát khoảng 6.000 đến 6.500 tỷ đồng tiền thuế. Các lực lượng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt cũng mới chỉ phát hiện, xử lý 1%, tương đương khoảng 7 triệu bao thuốc lá nhập lậu. Để làm được điều này, các lực lượng cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các siêu thị, trung tâm thương mại ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng…; các sơ sở sản xuất, các làng nghề cam kết không sản xuất hàng giả. Cùng với đó là nâng cao trách nhiệm của từng quận/huyện, phường/xã.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP. Hà Nội cần kiểm soát chặt chẽ, đấu tranh có hiệu quả hàng hóa thẩm lậu ngay tại các địa bàn cửa khẩu trọng điểm (khu vực cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, tuyến đường sắt liên vận Yên Viên, khu công nghiệp, kho ngoại quan). Điển hình như cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, ga Yên Viên, các lực lượng cần tăng cường kiểm soát đối với hành khách, hành lý kèm theo, đặc biệt là các kho hàng. Trong đó, cần tập trung vào các chuyên đề, chuyên sâu, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi thẩm lậu ngay trên các cửa khẩu, ga liên vận quốc tế. Với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan sẽ chỉ đạo, tham mưu, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan theo định kỳ hàng tuần, hàng ngày về lô hàng, chuyến hàng, chủ hàng kinh doanh mở tờ khai trên các tuyến biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai…
Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội tới đây cần xây dựng Kế hoạch phối hợp liên ngành. Hiện Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng đang tham mưu, chỉ đạo các địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng giả mạo về nhãn mác, hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn… Trường hợp Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội có phát hiện, xử lý các vụ việc liên quan đến thực phẩm chứng năng, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan đến đối tượng, lực lượng liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra mặt hàng này ngay tại kho hàng và cửa hàng phân phối, địa điểm quảng cáo.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, để đấu tranh có hiệu quả tình trạng buôn lậu cần sự vào cuộc của toàn dân và bộ máy chính trị tại các quận/huyện, xã/phường; quan tâm đến việc phát động các phong trào, ngăn chặn kiểm soát hàng lậu. Để nghị các lực lượng chức năng trên địa bàn trong quá trình xử lý vụ việc cần điều tra sâu, nắm rõ phương thức, tuyến đường vận chuyển... Từ đó, báo cáo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo các ngành, các lực lượng (Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển…) ngăn chặn điểu tra làm rõ để xem xét xử lý các đối tượng móc nối, tiếp tay cho buôn lậu.