【kết quả kawasaki frontale】Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam: Dám nói, dám làm nhưng mà phải nói đúng, làm đúng”

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị.

TheủtịchUBTƯMTTQViệtNamDámnóidámlàmnhưngmàphảinóiđúnglàmđúkết quả kawasaki frontaleo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, bồi cần bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ mặt trận. Dám nói, dám làm nhưng mà phải nói đúng, làm đúng vì lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Quan điểm trên được ông Chiến nêu trong phát biểu tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 năm 2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 6/7.

Giám sát, phản biện xã hội là một quyền năng rất quan trọng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và kênh thông tin rất quan trọng, để góp phần xây dựng cơ quan Đảng, Nhà nước, trong sạch, vững mạnh, ông Chiến nêu rõ.

Công tác này được Đảng, Quốc hội, Chính phủ các cơ quan tổ chức, tầng lớp nhân đân rất quan tâm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định.

Tại hội nghị, ông Chiến cũng trao đổi lại với một số ý kiến nói giám sát, phản biện xã hội chưa được như mong muốn là do thiếu cơ chế, chế tài có tính pháp luật.

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội là giám sát của nhân dân, xã hội nên việc đòi hỏi có chế tài là không có. Nhưng, thông qua các cơ sở chính trị, văn bản pháp luật để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, "buộc" các cơ quan có vi phạm phải thực hiện, ông Chiến phân tích.

“Bằng những cái gì chúng ta đã có thì cũng đã đủ điều kiện, đủ sức chúng ta làm tốt hơn so với kết quả đạt được như vừa qua”, ông Chiến nhìn nhận, đồng thời dẫn chứng cụ thể nhiều quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hiến pháp, luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy định rõ các cơ chế để thực hiện giám sát, phản biện xã hội.

“Đảng lãnh đạo, cử cán bộ tham gia các tổ chức trong hệ thống chính trị, nên còn cơ chế nữa là chất vấn trong Đảng. Mà tôi tin rằng, không có đồng chí nào không phải đảng viên mà lại đứng đầu tổ chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội", ông Đỗ Văn Chiến phát biểu.

Để thực hiện tốt hơn nữa hoạt động giám sát, phản biện xã hội, theo ông Chiến cần cần tiếp tục nghiên cứu quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thấm nhuần, nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội.

“Không phải ai cũng hiểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng, không làm cho người ta hiểu được mình cũng có khuyết điểm”, ông Chiến nêu quan điểm

Việc cần làm nữa, theo Chủ tịch Đỗ Văn Chiến là tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ mặt trận. Bởi “Dám nói, dám làm nhưng mà phải nói đúng, làm đúng vì lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Thấy sai mà không dám nói cũng là tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức thành viên, ông Chiến nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế pháp luật là cơ sở quan trọng để Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị làm tốt hơn nữa công tác giám sát, phản biện xã hội.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cho rằng, cần tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung phương thức hoạt động, tăng cường hơn nữa phối hợp cơ quan Quốc hội, Chính phủ, để thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.

"Để làm tốt hơn điều này thì phải làm sao giám sát, phản biện phải có tính hệ thống, có chuyên đề toàn quốc như giám sát tối cao của Quốc hội. Lần này chúng tôi quyết tâm làm như vậy", ông Chiến nói và cho rằng, phải giám sát trên quy mô toàn quốc thì mới giúp cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có cái nhìn tổng quát, "chứ không phải mình cứ lẻ nhẻ việc này việc kia, không hiệu quả".

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội phải có trọng tâm, trọng điểm, chiến lược, thực chất chứ không hình thức, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nêu rõ.