【nhận định bóng đá u20 hôm nay】Bộ Tài chính đôn đốc Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư

Cả 3 địa phương đều có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung cả nước

TheộTàichínhđônđốcGiaLaiKonTumĐồngNaiđẩynhanhtiếnđộgiảingânvốnđầutưnhận định bóng đá u20 hôm nayo báo cáo của Tổ công tác số 5, tính đến hết tháng 9/2023, tỷ lệ giải ngân của cả 3 địa phương Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai đều đạt thấp hơn mức trung bình của cả nước (hết tháng 9/2023, cả nước giải ngân được 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Đánh giá chi tiết từng địa phương, báo cáo của Tổ công tác số 5 cho biết, đến hết tháng 9/2023, tỉnh Gia Lai vẫn là địa phương có tỷ lệ giải ngân từ đầu năm tới nay luôn thấp dưới bình quân chung của nước. Theo kế hoạch của tỉnh đặt ra là hết tháng 9/2023 giải ngân ước đạt 31,8%. Tuy nhiên, thực tế tỉnh Gia Lai chỉ giải ngân đạt trên 29%. Hiện tỉnh có 6 dự án mới được giao kế hoạch vốn trong quý III vừa qua nên chưa có khả năng tạo đột biến trong công tác giải ngân vốn năm 2023.

Bộ Tài chính đôn đốc Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư
Bộ Tài chính đôn đốc Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh họa: H.T

Tại tỉnh Kon Tum, theo kế hoạch đề ra, tỷ lệ giải ngân đến tháng 9/2023 ước đạt 44,87%. Nhưng thực tế đến hết tháng 9/2023, tỉnh Kon Tum chỉ giải ngân đạt 32,155%.

Nguyên nhân của việc giải ngân chậm của 3 địa phương đều là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn. Các hộ gia đình, cá nhân chưa đồng ý, chấp thuận phương án bồi thường hoặc do phương án bồi thường chưa được phê duyệt. Bên cạnh đó là việc thiếu nguyên vật liệu (cát đắp nền đường, đất đắp) làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, công trình, đặc biệt là các dự án có kế hoạch vốn lớn.

Tương tự, tại tỉnh Đồng Nai, kế hoạch đặt ra là hết tháng 9/2023 giải ngân được trên 42%, nhưng thực tế, tỉnh chỉ giải ngân được 35,2%.

Nguyên nhân của việc giải ngân chậm của cả 3 địa phương đều là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn. Các hộ gia đình, cá nhân chưa đồng ý, chấp thuận phương án bồi thường hoặc do phương án bồi thường chưa được phê duyệt. Bên cạnh đó là việc thiếu nguyên vật liệu (cát đắp nền đường, đất đắp) làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án, công trình, đặc biệt là các dự án có kế hoạch vốn lớn.

Ngoài ra, tại tỉnh Kon Tum hiện đang có một số dự án vướng mắc trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác, theo quy định của Luật Lâm nghiệp, do quy trình, thủ tục chuyển đổi còn phức tạp, mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

Tiếp tục kiểm tra, giám sát hiện trường, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc

Bộ Tài chính đôn đốc Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư
Công chức Kho bạc Nhà nước rà soát thủ tục thanh toán vốn cho các nhà thầu. Ảnh: H.T

Báo cáo của Tổ công tác số 5 cho biết, thực tế tỷ lệ giải ngân của 3 địa phương còn rất thấp. Ước kết quả 9 tháng cùng với những khó khăn, tồn tại chưa được giải quyết thì mục tiêu đảm bảo kết quả giải ngân kế hoạch năm 2023 đạt tối thiểu 95% là không khả thi đối với cả 3 địa phương này.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị các địa phương đánh giá, cân nhắc khả năng giải ngân trong quý IV năm 2023 để có các phương án tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đã đề ra.

Việc thiếu nguyên vật liệu (cát đắp nền đường, đất đắp) làm ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thi công của các công trình giao thông trọng điểm. Theo đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương khẩn trương nghiên cứu, có phương án đề xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc này, đảm bảo nguyên vật liệu cho công tác thi công của các công trình giao thông.

Đến hết ngày 30/9/2023 vẫn còn nhiều dự án giải ngân dưới 10% tại 3 địa phương (Gia Lai còn 12 dự án; Kon Tum còn 7 dự án và Đồng Nai còn 5 dự án), trong khi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và khoản 3 Điều 46 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ, việc điều chỉnh dự toán kế hoạch phải xong trước ngày 15/11.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị 3 địa phương khẩn trương rà soát các dự án không còn khả năng hấp thụ vốn, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền điều chuyển vốn sang các dự án có khả năng giải ngân hết ngay khi được bổ sung.

Việc điều chuyển phải đảm bảo theo đúng quy định. Đồng thời, các địa phương phải quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, sát sao, tổ chức thực hiện, bám sát tiến độ từng dự án cụ thể, phấn đấu đạt được mục tiêu Chính phủ giao.

Hiện đang là những tháng cuối năm, là thời điểm “chạy nước rút” để giải ngân vốn. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai tập trung đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thiện thủ tục giaỉ ngân khi có khối lượng.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã lưu ý 3 địa phương cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của từng dự án (đánh giá cụ thể các tồn tại, vướng mắc của từng dự án để xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, phương án giải quyết) để hỗ trợ, đôn đốc nhà thầu, đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện kiểm điểm tiến độ hàng tuần, hàng tháng.

Các địa phương cần thực hiện phân cấp cho đơn vị cấp dưới thực hiện định giá đất đảm bảo theo quy định để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương khẩn trương nghiên cứu, có phương án đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; yêu cầu các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ và tập trung hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư... để sớm giao mặt bằng “sạch” cho nhà thầu thi công, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của các địa phương.

Đối với việc thiếu nguyên vật liệu (cát đắp nền đường, đất đắp) của các công trình giao thông, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương nghiên cứu, đề xuất phương án để giải quyết vấn đề này.

Trước mắt, đề nghị các địa phương tập trung nghiên cứu, có phương án tạm thời để cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu cho các công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn của các dự án; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn từ dự án không còn khả năng hấp thụ vốn sang dự án có khả năng giải ngân hết ngay kế hoạch vốn khi được bổ sung.