您现在的位置是:Empire777 > Nhà cái uy tín

【bdkq cup fa anh】Không nghi ngờ về khả năng VN

Empire7772025-01-26 17:50:44【Nhà cái uy tín】9人已围观

简介Đây là chia sẻ của ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoá bdkq cup fa anh

Đây là chia sẻ của ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khi trao đổi với phóng viên TBTCO về diễn biến của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn này.

* PV:Thưa ông,ôngnghingờvềkhảnăbdkq cup fa anh TTCK Việt Nam khởi đầu Xuân Tân Sửu 2021 với diễn biến tích cực. Ông đánh giá thế nào về diễn biến thị trường trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay?

Không nghi ngờ về khả năng VN-Index vượt mốc 1.200 điểm
Một nền kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt, Chính phủ kiểm soát tốt dịch Covid-19, kỳ vọng vào câu chuyện nâng hạng thị trường hay tốc độ cổ phần hóa được đẩy nhanh trong thời gian tới là những yếu tố tạo nên sức hút của TTCK Việt Nam so với các thị trường mới nổi trong khu vực. Ông Trần Đức Anh

- Ông Trần Đức Anh:Nhìn chung diễn biến TTCK Việt Nam trong các phiên giao dịch sau kỳ nghỉ Tết dài ngày là tương đối tích cực.

Đà tăng trên được hỗ trợ chính bởi 3 yếu tố chính. Đầu tiên là mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2020 diễn ra ngay trước kỳ nghỉ Tết với mức tăng trưởng lợi nhuận vượt kỳ vọng (tổng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE tăng hơn 20% so với cùng kỳ), và vẫn còn dư âm tác động đến thị trường sau kỳ nghỉ.

Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, song song với thông tin về vắc-xin giúp giải tỏa các lo ngại ban đầu về khả năng bùng phát dịch bệnh trong nước, cũng là yếu tố chính khiến thị trường lao dốc vào nửa sau tháng 1. Và thứ ba là TTCK thế giới diễn biến tích cực trong giai đoạn TTCK Việt Nam nghỉ lễ; đồng thời, giá dầu tăng mạnh hỗ trợ nhóm cổ phiếu dầu khí.

Ngoài ra, thị trường chung vẫn đang được hỗ trợ bởi các yếu tố mang tính chất nền tảng cơ bản là kỳ vọng vào sự khởi sắc của tình hình vĩ mô trong nước, cũng như mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp.

* PV:Sau kỳ nghỉ Tết dài, dù điểm số tích cực, nhưng thanh khoản cũng ở mức vừa phải so với tháng 1. Liệu rằng dòng tiền có phần thận trọng hơn hay không, thưa ông? Vì sao?

- Ông Trần Đức Anh:Nếu nhìn lại dữ liệu trong quá khứ, thanh khoản thị trường nhìn chung không có xu hướng tăng/giảm rõ rệt sau kỳ nghỉ Tết dài ngày. Tuy nhiên, với việc các chỉ số chính trên TTCK Việt Nam hiện đang áp sát ngưỡng cản tâm lý quan trọng 1.200 điểm, nhà đầu tư có sự thận trọng nhất định là điều có thể hiểu được, khiến thanh khoản chỉ ở mức vừa phải so với tháng 1.

Nhìn chung, tôi không đánh giá đây là tín hiệu đáng lo ngại cho thấy động lực tăng trưởng của thị trường suy yếu.

chứng khoán
Mức P/E của VN-Index quanh 18,9 lần ở vùng điểm 1.200 không phải thấp, nhưng vẫn còn dư địa để tăng khi so với khu vực. Ảnh: Duy Dũng.

* PV:Lực bán ròng của khối ngoại đã giảm dần trong nhiều tháng và nhiều phiên mua ròng đã xuất hiện. Ông đánh giá và dự báo thế nào về dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này?

- Ông Trần Đức Anh:Trong 2 tháng đầu năm 2021, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên TTCK Việt Nam, cũng như hầu hết các thị trường mới nổi trong khu vực như Malaysia, Phillipines, Thái Lan... Dù hoạt động bán ròng không quá dồn dập, kéo dài và liên tục như trong nhiều giai đoạn của năm 2020, đây rõ ràng là tín hiệu cho thấy chúng ta chưa nên lạc quan vào sự trở lại của dòng vốn ngoại trong năm 2021.

Một nền kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt, Chính phủ kiểm soát tốt dịch Covid-19, kỳ vọng vào câu chuyện nâng hạng thị trường hay tốc độ cổ phần hóa được đẩy nhanh trong thời gian tới là những yếu tố tạo nên sức hút của TTCK Việt Nam so với các thị trường mới nổi trong khu vực. Tuy nhiên, với việc TTCK Việt Nam vẫn đang được xếp vào nhóm thị trường cận biên và được đánh giá là tài sản có tính rủi ro cao, dòng vốn ngoại sẽ chỉ thực sự quay trở lại mạnh mẽ nếu các yếu tố rủi ro toàn cầu hạ nhiệt (vắc-xin Covid-19 có hiệu quả giúp dịch bệnh dần được kiểm soát; căng thẳng Mỹ-Trung không leo thang).

* PV:Dịch bệnh Covid-19 quay lại lần 3 và dự báo sẽ có tác động tiêu cực ít nhiều tới nền kinh tế. Tuy nhiên, với TTCK, ông đánh giá thế nào về sự tác động trong ngắn và trung hạn, khi mà “dòng tiền F0” đã và đang làm thay đổi cục diện dòng tiền trên thị trường?

- Ông Trần Đức Anh:Đối với tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 3 đến TTCK Việt Nam, chúng ta có 3 điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, khác với làn sóng Covid-19 lần 1, Chính phủ hiện tại đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với dịch hiệu quả, chi phí thấp, tạo được niềm tin từ người dân, đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, bất chấp việc làn sóng Covid-19 lần 3 quay trở lại, đa số các tổ chức tài chính lớn vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 sẽ ở mức cao (trên 6%).

Thứ hai, TTCK là thị trường của kỳ vọng, các thông tin về vắc-xin đã và đang củng cố niềm tin của nhà đầu tư về việc dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lui hoàn toàn; qua đó khiến tầm ảnh hưởng từ các thông tin về ca mới nhiễm Covid-19 tác động không quá lớn đến TTCK.

Thứ ba, dư địa về mặt chính sách, cả về tiền tệ và tài khóa, để hỗ trợ kinh tế của Chính phủ là còn tương đối dồi dào nếu so với quy mô các gói kích thích của các nước khác trong khu vực, trong bối cảnh lạm phát chưa có dấu hiệu tăng nóng, nợ công giảm liên tiếp trong giai đoạn 2016-2019 và cách xa ngưỡng trần 65%.

Việc Chính phủ thận trọng không tung ra các gói kích thích lớn là điều phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi mà ổn định vĩ mô vẫn là ưu tiên hàng đầu. Dù vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta vẫn còn dư địa để hỗ trợ kinh tế nếu tình hình dịch chuyển biến xấu. Bài học từ các thị trường phát triển cho thấy các thay đổi về mặt chính sách có tác động trọng yếu đến diễn biến TTCK.

Với 3 luận điểm ở trên, tôi đánh giá tác động của thông tin về Covid-19 đến diễn biến TTCK trong nước hiện nay là không quá lớn, hoàn toàn khác với thời điểm xảy ra làn sóng Covid-19 lần 1. Trong trường tiêu cực nhất, dịch bệnh bùng phát ở các thành phố lớn và lệnh cách ly xã hội được áp dụng trên diện rộng, các phản ứng tiêu cực của nhà đầu tư cá nhân (chiếm hơn 90% giao dịch trên thị trường) sẽ gây áp lực lên thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chừng nào chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì, triển vọng tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao, xu hướng tăng trưởng của thị trường trong trung hạn là không thay đổi.

* PV:Nhiều dự báo đều bày tỏ sự tin tưởng, chỉ số VN-Index sẽ vượt mốc 1.200 điểm trong thời gian không xa. Quan điểm của ông thì thế nào? Vì sao?

- Ông Trần Đức Anh:Nếu chỉ xét đến các yếu tố nội tại của TTCK Việt Nam, tôi không nghi ngờ về khả năng vượt mốc 1.200 điểm của chỉ số VN-Index trong vài tuần tới khi mà 2 yếu tố cơ bản cốt lõi đều đang diễn biến thuận lợi ủng hộ cho xu hướng tăng điểm của thị trường, là tăng trưởng EPS của các doanh nghiệp niêm yết và mặt bằng lãi suất thấp được duy trì. Mức P/E của VN-Index quanh 18,9 lần ở vùng điểm 1.200 không phải thấp nếu so với giữ liệu lịch sử, nhưng vẫn còn dư địa để tăng nếu so sánh với các thị trường trong khu vực, đặt trong bối cảnh vĩ mô hiện tại.

Rủi ro thị trường ở thời điểm hiện tại tập trung chính ở các yếu tố ngoại biên khi mà giới đầu tư đang lo ngại lạm phát sớm quay trở lại, lãi suất trái phiếu tăng, định giá cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn, đồng thời khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ. Đây là các yếu tố cần theo dõi chặt chẽ, tuy nhiên, tôi đánh giá chưa đến mức quá đáng lo ngại ở thời điểm hiện tại.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

很赞哦!(48841)