您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【bang xep hang italy】Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 19/2017: Vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ngay ở đó

Empire7772025-01-26 23:44:31【Cúp C1】4人已围观

简介Bộ Tài chính là một trong những Bộ luôn đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 19.Nếu như 3 năm trướ bang xep hang italy

Bộ Tài chính là một trong những Bộ luôn đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 19

Bộ Tài chính là một trong những Bộ luôn đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết 19.

Nếu như 3 năm trước,ộTàichínhthựchiệnNghịquyếtVướngmắcởđâutháogỡngayởđóbang xep hang italy Bộ tập trung vào lĩnh vực thuế, hải quan thì năm nay tăng cường thêm vào thị trường nợ, thị trường tài chính như chứng khoán, bảo hiểm; đồng thời, trong quá trình thực hiện, vướng mắc ở đâu sẽ tháo gỡ ngay ở đó”. Ông Trần Xuân Long - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện Nghị quyết 19 mà Bộ Tài chính đã đạt được trong những năm qua?

- Ông Trần Xuân Long:Bộ Tài chính là một trong những Bộ luôn đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19.

Điển hình như năm 2017, ngày 6/2/1017 Chính phủ ra Nghị quyết 19 thì đến ngày 20/2, Bộ Tài chính đã ban hành Chương trình hành động, trong khi đó, chúng ta đều biết, Bộ Tài chính là một trong những bộ phải lấy ý kiến rất nhiều đơn vị.

Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến đánh giá từ các cơ quan, đơn vị bạn, rằng Bộ Tài chính đã thực hiện nghị quyết này một cách mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả hàng đầu. Đặc biệt, Bộ cũng đã có sáng kiến linh hoạt trong quá trình thực hiện, đó là ban hành một thông tư sửa nhiều thông tư, một luật sửa nhiều luật…

Điểm đáng nói là Bộ trưởng Bộ Tài chính rất quyết liệt trong việc chỉ đạo các đơn vị ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết 19. Không những thế, Bộ trưởng còn đôn đốc, nhắc nhở và yêu cầu báo cáo cụ thể trong từng cuộc họp giao ban Bộ, trong đó lấy đầu mối thực hiện là Vụ Pháp chế.

Ông Trần Xuân Long
Ông Trần Xuân Long

Có thể khẳng định, chính nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt và sát sao đó mà thời gian qua, ngành Tài chính luôn đạt chỉ tiêu đề ra đúng tiến độ và tạo tiếng vang lớn, được cộng đồng DN, xã hội ghi nhận.

PV: Xin ông cho biết những điểm nổi bật cũng như điểm mới của Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/2017/NQ-CP của Bộ Tài chính so với các năm trước?

- Ông Trần Xuân Long: Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/2017/NQ-CP của Bộ Tài chính chia làm hai nhóm chính: Nhóm xây dựng cơ chế chính sách và nhóm triển khai thực hiện. Ở cả hai nội dung trên, đến thời điểm này Bộ Tài chính đã hoàn thiện, tạo nền tảng vững chắc, đầy đủ để triển khai nghị quyết trong thực tiễn.

Điều đáng lưu ý là, đối với hoạt động của DN thì thuế, hải quan vẫn đóng một vai trò quan trọng hàng đầu. Đây cũng là nội dung mà Bộ Tài chính đặc biệt chú trọng trong tất cả các năm và đối với năm 2017 cũng vậy.

Riêng năm nay, có điểm mới là Nghị quyết 19 của Chính phủ tách thời gian nộp thuế riêng và nộp bảo hiểm riêng, chứ không còn để chung như trong Nghị quyết 19 của các năm trước. Việc tách hai lĩnh vực này là hợp lý bởi chúng ta thực hiện riêng biệt và tách bạch về thời gian, thủ tục hai lĩnh vực sẽ cụ thể, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực hải quan cũng khác mọi năm. Nếu các năm trước Chính phủ chỉ giao chỉ tiêu trong khối Asean 6 và tiến tới Asean 4, thì năm nay lại bám vào tiêu chí của Ngân hàng Thế giới đánh giá về Việt Nam để ra các chỉ tiêu.

Trên cơ sở đó, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19 năm 2017 của Bộ Tài chính cũng bám vào nội dung đó để ban hành những chỉ tiêu cụ thể. Ví dụ như theo tính toán của Bộ Tài chính, thực hiện Nghị quyết 19 năm 2015, 2016 đã giảm được 420 giờ nhưng theo tính toán của Ngân hàng Thế giới lại thấp hơn và họ chưa xác nhận số giờ đó. Hay thời gian thông quan của Việt Nam, đối với hàng luồng xanh chỉ 3 giây, luồng vàng, đỏ là 7 - 8 giờ, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới đánh giá thời gian này kéo dài hơn như thế.

Để rút kinh nghiệm và khắc phục những sự chênh lệch đó, Bộ Tài chính đã xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện bám sát các yêu cầu và chỉ tiêu của Ngân hàng Thế giới nhằm hướng đến việc không chỉ xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, được thế giới công nhận về các chỉ tiêu.

PV: Vậy theo ông, trong tất cả các nhóm giải pháp của Bộ Tài chính, với bối cảnh hiện nay, nhóm giải pháp nào là cần thiết nhất đối với hoạt động của DN?

- Ông Trần Xuân Long: Tất cả các nhóm giải pháp đều có tác động lớn và góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho DN phát triển. Trong năm 2017, thuế vẫn là giải pháp quan trọng nhất đối với DN, bởi sẽ ảnh hưởng toàn diện đến chuỗi DN từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất.

Trong lĩnh vực thuế thì chính sách thuế để tạo điều kiện cho DN phát triển là quan trọng nhất. Chỉ khi có những chính sách thuế bao trùm, tạo nền tảng “mở” cho DN thì mới có sự ảnh hưởng sâu rộng, tác động trực tiếp để DN phát triển.

PV: Chương trình hành động đã được ban hành đầy đủ, nền tảng về chính sách đã hoàn thiện và được đánh giá cao như vậy, tuy nhiên việc đạt được hiệu quả trong thực tế hay không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vậy Bộ Tài chính có giải pháp như thế nào để đạt chỉ tiêu đã đề ra?

- Ông Trần Xuân Long:Về vấn đề này, Bộ Tài chính cũng đã quán triệt đến các đơn vị thực hiện: Hàng tháng giao ban Bộ, các đơn vị phải báo cáo việc thực hiện trong thực tiễn với những lộ trình, tiến độ và con số cụ thể. Trong đó, Vụ Pháp chế được giao làm đầu mối, trước khi giao ban tháng của Bộ, Vụ Pháp chế có nhiệm vụ tổng hợp, đôn đốc và báo cáo lên Bộ trưởng.

Đối với những đơn vị chưa hoàn thành thì sẽ phải trình bày rõ lý do, nguyên nhân cụ thể, khó khăn vướng mắc ở khâu nào để cùng bàn bạc thống nhất và đưa ra giải pháp tháo gỡ. Bên cạnh đó, cá nhân đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm cũng như có những chế tài xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên (thực hiện)

很赞哦!(5)